Rác thải hay những vật nhỏ bé như cốc, ly vỡ, đồ ăn thừa... mà mọi người vứt đi đang trở thành hiểm họa gây ô nhiễm môi trường, không khí, mất vẻ đẹp mĩ quan... Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng ta không sống cùng nó theo một kiểu sống hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Không khó để thấy những công trình, lô cốt…ngày ngày đào lên, đắp xuống với hàng ngàn bụi bẩn lan tỏa trong không khí. Thế thì, giải pháp nào cho sự ô nhiễm do chúng ta gây nên. Tôi xin mạnh dạn đề xuất giải pháp, thực thi tại TP HCM như sau:
1. Nâng cao ý thức:
Tại sao nước Nhật phải mất 2 năm để đưa người dân tự giác đội mũ bảo hiểm. Còn Việt Nam chỉ trong 2 tháng. Hãy đề cao việc phạt thật nặng việc vứt rác bừa bãi, không phân loại và hãy học tập cách mà Bộ giao thông đã thực hiện với người lái xe máy. Tiền bạc trong hoàn cảnh này sẽ khiến con người trở nên ý thức hơn và sẽ dần thay đổi cách sống của họ. Tại sao sau khi thành công trong việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm, mọi người e dè rằng nếu không đội sẽ gặp nguy hiểm, lại còn chọn mũ tốt để mua, thì chúng ta không hướng họ đến việc xây dựng một môi trường không là hiểm họa cho tương lai của con, cháu?
2. Hãy trồng cây xanh lên vỉa hè:
Vỉa hè là nơi để đi bộ, không phải nơi để những xe cộ leo lên khi kẹt đường, không phải nơi để bày bán những hàng hóa, chỗ để xe…Thế thì tại sao chúng ta không trồng cây xanh?
- Hãy xem kẽ lên vỉa hè những hàng cây xanh. Với mật độ 8m/cây. Đó là lá phổi cũng như bóng mát cho chúng ta, lại ngăn được việc leo xe lên lề, bày bán hàng quán..
3. Thiết kế con đường nước:
Với những tuyến đường dẫn vào thành phố:
- Tôi đề xuất việc có một tuyến đường ngập nước. Với hệ thống nước xịt ngang hông ở hai bên. Những bánh xe khi đi vào con đường của thành phố sẽ được rửa sạch.
- Phạt những chiếc xe mang theo đất bẩn gây ô nhiễm lòng đường thành phố.
4. Với những công trình xây dở dang:
- Bắt buộc xây cổng hoặc xây phần mặt trước công trình giáp đường trước (Thường thì đây là những công trình sẽ thực hiện sau khi hoàn tất). Công trình trong quá trình thi công sẽ được phủ lưới chống bụi nhằm tránh bụi bẩn, xe cộ đi qua mang theo đất, cát của công trình.
- Phạt với những công trình thải rác, bụi bẩn, đất, cát…ra làn đường của thành phố.
5. Nuôi dưỡng người bạn:
- Quy hoạch lại vùng trồng cây xanh; Chọn cây xanh hợp lý cho từng vùng.
- Vận động việc trồng cây xanh: Mỗi công dân có thể đăng ký nhận trồng một cây xanh, Sau khi được hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp dụng cụ, thiết bị..Họ sẽ chịu trách nhiệm việc nuôi tới khi cây trưởng thành. Và được cấp chứng nhận “ Sở hữu”; "trao quyền”.
- Khen thưởng, động viên thành tích
|