Apple là thương hiệu có lợi nhuận và doanh thu lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị cầm tay. Theo Counterpoint Research, trong quý 2/2021 mặc dù đóng góp của Apple vào các lô hàng điện thoại di động toàn cầu là tương đối nhỏ (chỉ chiếm 13%), nhưng công ty đã đạt được 75% lợi nhuận hoạt động của thị trường smartphone toàn cầu và 40% doanh thu trong toàn bộ mảng di động. Điều này cho thấy Apple đã quản lý tốt để tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao ngất trời, điều mà dường như không có công ty nào khác có thể đạt được ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
Hơn nữa, các chuyên gia tại Counterpoint Research nhận định, mặc dù kết quả này làm nổi bật sức mạnh của thương hiệu Apple, nhưng nó vẫn ở dưới mức đỉnh vào quý 4/2020. Vào thời điểm đó, chia sẻ doanh thu của Apple đạt mức đáng kinh ngạc 50% (cao hơn so với quý 3/2020) nhưng tỷ suất lợi nhuận đạt 86% chưa từng có (tăng so với mức 51% củּa quּý trước đó)".
Đầu tiên, chính sự thành công của thế hệ iPhone 12 với giá bán cao là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận của Apple tăng. Công ty cũng hưởng lợi từ hệ sinh thái thiết bị liên kết chặt chẽ với nhau, khiến người dùng mua nhiều sản phẩm Apple hơn.
Những con số được chia sẻ trong một báo cáo gần đây của Counterpoint Research cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác so với những gì đã được chỉ ra bởi số lượng lô hàng trong năm nay. Xét về khía cạnh lô hàng, Xiaomi được xếp hạng là thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy thứ hai trên toàn cầu trong quý 2 năm 2021. Nó vượt qua Apple ở vị trí thứ 2, đứng cạnh Samsung, công ty chiếm khoảng 19% tổng lượng điện thoại thông minh toàn cầu.
Nhưng lại không có công ty nào trong số này có thể tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận hoạt động từ các thiết bị của họ cao như Apple. Điều này là do giá trị thương hiệu mà Apple mang lại với những chiếc iPhone của họ thường có giá cao. Ngày càng có nhiều người sử dụng iPhone làm điện thoại thông minh mới của họ, không quan tâm đến mức giá quá cao khi bán lẻ. Điều này là nhờ vào những tiến bộ của Apple trong cả phần cứng và phần mềm. Ví dụ, công ty đã tung ra dòng iPhone 13 với một số cải tiến so với các mẫu iPhone 12 trước đó. Máy đã được trang bị chip A15 Bionic, một bộ xử lý được cải tiến hơn so với bộ xử lý đã thấy trên thế hệ trước. Máy ảnh tốt hơn, pin tốt hơn và màn hình cũng được cải thiện.
Thành công này cũng có được nhờ việc Apple kiểm soát đáng kể đối với cả phần cứng lẫn phần mềm, cho phép việc chuyển đổi liền mạch công việc trên cùng một ứng dụng giữa nhiều thiết bị khác nhau. Mặc dù xu hướng này đã diễn ra trong một thời gian dài, song gần đây nó đặc biệt trở nên rõ nét hơn với sự xuất hiện các dịch vụ như Apple Music, Apple News,… Apple có thể sẽ duy trì lợi thế này, cho phép họ tiếp tục nâng giá các thiết bị cầm tay của mình, qua đó mang lại lợi nhuận cao hơn. Có thể nói, dòng phần cứng và phần mềm của Apple trên các thiết bị iPhone, iPad và Mac, bao gồm cả phương tiện truyền thông và các dịch vụ đám mây của Apple đều là một lợi thế lớn, Counterpoint lưu ý.
Còn theo chuyên gia nghiên cứu Karn Chauhan của Counterpoint, nhờ lượng người dùng iPhone cao cấp trung thành tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản là một trong những lý do giúp Apple vẫn có thể hoạt động với mức lợi nhuận cao mà các đối thủ chỉ có thể ao ước. Giờ đây, với một chiến lược dịch vụ mạnh mẽ, hệ sinh thái tổng thể của Apple đủ mạnh để đảm bảo cho công ty này có một dòng doanh thu lợi nhuận ổn định trong những năm tới. Trước mắt, chúng tôi tin rằng lợi nhuận của Apple sẽ tăng lên nhờ dòng iPhone 13 mới đạt được sức kéo tốt.
Ngoài ra, mặc dù Samsung là nhà cung cấp smartphone lớn nhất thế giới về lượng xuất xưởng hàng năm nhưng công ty Hàn Quốc lại thua Apple về doanh thu và lợi nhuận. Vấn đề này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa Apple và Samsung.
Một phần là do Apple đã tập trung thành công vào phân khúc smartphone cao cấp có giá trị của thị trường. Điều đó không có nghĩa là Samsung không cố gắng tiếp cận những người mua giàu có bằng những chiếc điện thoại đắt tiền hơn; nhưng có điều họ không làm được như vậy như đẳng cấp của Apple.
Một chuyên gia thị trường Mỹ cho rằng, doanh số bán iPhone có lợi hơn của Apple có thể được giải thích bằng cách tiếp thị không ngừng, thông minh mà lại tiết kiệm hiệu quả khiến mọi người không muốn mua những chiếc Android rẻ hơn.
Mặc dù Apple không phải là hãng bán điện thoại nhiều nhất, nhưng hãng tiếp tục chiếm phần lớn lợi nhuận ngành smartphone toàn cầu, ngay trước cả thời điểm iPhone 13 ra mắt, theo một báo cáo từ Counterpoint cho hay. Ảnh: @AFP.
Trong khi đó Samsung đã chi tiêu xa hoa vào quảng cáo, tiếp thị và có nguồn tin cho hay, Samsung từng chi 14 tỷ USD mỗi năm để quảng bá thương hiệu Galaxy. Đó là số tiền mà Samsung đã chi vào năm 2013 khi họ đạt đến đỉnh cao của doanh số bán Galaxy, trong khi Apple chỉ chi khoảng 1 tỷ USD cho quảng cáo và phần lớn dựa vào lòng trung thành với thương hiệu để duy trì doanh số bán hàng.
Thành thật mà nói, iPhone không hoàn toàn là smartphone tốt nhất đang có trên thị trường. Tuy nhiên, công ty có một cơ sở người hâm mộ lớn sẵn sàng mua các thiết bị của họ bất kể điều gì. Ngoài ra, việc Apple đang nâng tầm máy ảnh trên iPhone đã khiến các iFan sẵn sàng trả tiền. Ở một số khu vực, việc sở hữu một chiếc iPhone gần như là một "sự sùng bái", điều này đã góp phần mang lại lợi nhuận cao cho Apple. Còn các lô hàng và lợi nhuận của Huawei đã sụt giảm nghiêm trọng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ. Huawei đã nhường lại mặt bằng cho các thương hiệu Trung Quốc khác như Xiaomi, Oppo và Vivo.
Tuy nhiên, lợi nhuận và doanh thu của toàn bộ ngành công nghiệp điện thoại thông minh có thể bị ảnh hưởng trong những quý tới. Giống như nhiều công ty khác, Apple cũng đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chất bán dẫn toàn cầu.