Dạy trẻ tự vệ khi gặp “dê già“

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tình trạng xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em xảy ra ngày càng nghiêm trọng và tinh vi khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.
Dạy trẻ tự vệ khi gặp “dê già“
Ảnh minh họa.

Tình trạng xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em xảy ra ngày càng nghiêm trọng và tinh vi khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.

Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị xâm hại tìn‌ּh dụ‌ּc, các bậc phụ huynh cần dạy trẻ các kỹ năng cơ bản về tự vệ và an toàn bản thân.


Tình trạng xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em xảy ra ngày càng nghiêm trọng và tinh vi. (Ảnh minh họa).

1. Phòng ngừa xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc trẻ em

-    Không được để trẻ nhỏ ở nhà một mình, ra đường hoặc đến chỗ vắng người mà không có người lớn đi cùng.

-    Không để trẻ ăn mặc hớ hênh, nhất là các bé gái đang tuổi lớn, phổng phao, dễ gây tò mò, kíc‌h thí‌ch các đối tượng "bệnh hoạn".

-    Nói cho trẻ biết về sự thay đổi, phát triển của c‌ơ th‌ể để trẻ hiểu và nhận biết được rằng không ai có quyền tự ý động vào c‌ơ th‌ể mình.

-    Nhắc nhở con cảnh giác trước những hình thức lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc mức độ từ thấp lên cao: sờ mó, vuốt ve, nựng nịu, khen áo đẹp, tóc đẹp, cố đưa trẻ vào chỗ vắng hoặc đóng kín cửa phòng, cho trẻ nghe những lời tục tĩu, mô tả hình ảnh quan hệ nam nữ bằng lời nói, cho trẻ coi ảnh “nóng”, đưa bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc cho trẻ nhìn…

-    Thường xuyên trò chuyện cởi mở với con và quan sát các biểu hiện c‌ơ th‌ể, tâm lý của trẻ để kịp thời phát giác những vấn để bất ổn.

2. Dạy trẻ tự vệ

•    Nguyên tắc: Phản đối – chạy đi – kể lại: Dạy trẻ rằng nếu có người sà‌ּm s‌ּỡ, lôi kéo và ép con làm một việc gì đó con không muốn, con hãy chạy đi chỗ khác, hoặc kêu lớn, hoặc cắn… cố gắng tránh người đó càng xa càng tốt và kể lại mọi chuyện với cha mẹ.

•    Nguyên tắc: Không dễ dãi hay sợ hãi: Thông thường, kẻ xấu thực hiện động tác va chạm để thăm dò phản ứng. Nếu thấy dễ dàng, êm xuôi, sẽ tiếp tục khống chế để thực hiện hành vi đồi bại. Vì vậy, hãy đưa ra cho trẻ một số tình huống dễ bị lừa, trấn áp, mua chuộc như nhận đồ của người lạ, nghe lời ngon ngọt, rủ đi chơi… dạy trẻ phải thật chú ý, không được dễ dãi hay sợ hãi trước những lời đe dọa.

•    Nguyên tắc: Nhờ người giúp đỡ: Cha mẹ cần nói với trẻ rằng mọi người sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ khi con bị đe dọa. Do đó, gặp chuyện nguy hiểm, con cần tìm người lớn cậy nhờ, giúp đỡ. Trước tiên là bạn hãy dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ, những người thân khác trong gia đình hoặc những số điện thoại khẩn cấp khác.

•    Nguyên tắc: Chia sẻ và hiểu con: Bên cạnh việc dạy con biết tự bảo vệ mình, cha mẹ cũng phải luôn biết rõ con đang ở đâu, với ai, những nơi trẻ thường chơi, những ai trẻ thường gặp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật