Mọi người dân TP.HCM đều được tiêm vắc xin Covid-19

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TP.HCM đã thống nhất chủ trương tiêm vắc xin Covid-19 cho tất cả người dân đang sinh sống tại TP, không phân biệt là thường trú hay tạm trú, nhằm phấn đấu tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.
Mọi người dân TP.HCM đều được tiêm vắc xin Covid-19
tiêm vắc xin Covid-19 cho người lớn tuổi ở TP.HCM

Qua 4 đợt, TP.HCM đã tiêm cho khoảng 1 triệu người, riêng đợt 5 triển khai từ ngày 22.7 sẽ tiêm thêm khoảng 930.000 người thuộc diện ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ. Tổng số người ở TP cần tiêm khoảng gần 6 triệu người, chủ yếu từ 1‌8 tuổ‌i trở lên.

Không giới hạn đối tượng

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, TP.HCM đã thống nhất tổ chức tiêm chủng cho tất cả đối tượng từ 1‌8 tuổ‌i trở lên; duy trì ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm chủng vắc xin Covid-19. “Như vậy, ngoài những đối tượng ưu tiên được tiêm trước đó, bây giờ tất cả người dân sẽ có cơ hội được tiêm vắc xin. Người dân ở đây tức là những người đang sinh sống tại TP.HCM, đều là đối tượng được tiêm. Bây giờ các quận, huyện tổ chức tiêm sao cho phù hợp, quy củ, để việc tiêm chủng được thực hiện nhanh nhất và an toàn”, ông Đức nói.

Xem Video: TP.HCM đơn giản hóa quy trình tiêm vắc xin

//

Người chưa đăng ký tạm trú có được tiêm ?

Việc tiêm vắc xin phòng chống Covid-19, về cơ bản TP.HCM giao cho quận, huyện tổ chức tiêm cho người dân trên địa bàn để đẩy nhanh tiến độ. Danh sách được lập từ tổ dân phố, khu phố, phường và khi được phân bổ vắc xin, phường tiến hành mời đến địa điểm được thông báo để tiêm. Khi đi tiêm, người dân mang theo giấy tờ tùy thân như CMND, căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế.Với những người chưa đăng ký tạm trú nhưng thực tế đang sống, làm việc, mưu sinh tại TP.HCM, thì có được tiêm vắc xin không, thủ tục đăng ký ra sao, bao giờ được tiêm? Liên quan đến vấn đề này, theo ý kiến của lãnh đạo một số quận, phường, thì người thuộc diện này đăng ký với tổ dân phố, khu phố, phường, và sẽ được thông báo lịch tiêm như các đối tượng khác.Ngoài ra, ông Đức thông tin Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã đưa ra mục tiêu, cố gắng trong tháng 8.2021 cơ bản tiêm được 2/3 đối tượng trên 1‌8 tuổ‌i tại TP.HCM. Để làm được, TP cần thêm khoảng 5 triệu liều vắc xin.

Về nguồn vắc xin để tiêm, ông Đức cho biết sẽ đến từ 2 nguồn: thứ nhất là do Bộ Y tế tiếp tục phân bổ với cam kết tiêm tới đâu hỗ trợ vắc xin tới đó, bảo đảm liên tục; thứ hai là từ nguồn tài trợ.

Tối qua 31.7, trao đổi với PV Báo , bà Thái Thị Hồng Nga, Phó chủ tịch UBND Q.Bình Thạnh, nói: “Quan điểm của Q.Bình Thạnh là có vắc xin sẽ tiêm hết cho người dân cư trú trên địa bàn, không phân biệt thường trú hay tạm trú”. Dự kiến trong sáng nay (1.8), Q.Bình Thạnh tổ chức tiêm đại trà cho người dân, trước mắt thực hiện ở 5 phường, sau đó tiêm toàn bộ 20 phường, trong đó ưu tiên các đối tượng chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ, người có công, hộ nghèo... Công tác lập danh sách tiêm chủng giao về cho phường thực hiện vì đây là cấp gần cơ sở nhất, nắm rõ địa bàn.

Theo Bộ Y tế, tính đến chiều 31.7, TP.HCM đã được phân bổ 3 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, cao nhất cả nước, và dự kiến TP sẽ có thêm 5 triệu liều trong tháng 8. Đến nay, TP.HCM đã tiêm được khoảng 1,5 triệu liều (trong đó gần 75.000 người được tiêm đủ 2 liều).

Liên Châu

Tương tự, TP.Thủ Đức cũng đã ban hành kế hoạch tiêm phòng vắc xin Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội cho tất cả người dân từ 1‌8 tuổ‌i trở lên, ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. TP.Thủ Đức có 36 điểm tiêm chủng cố định ở các phường và 2 bệnh viện (BV): BV TP.Thủ Đức và BV Lê Văn Thịnh, cùng các đội tiêm lưu động. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức), cho biết phường đang tập trung tiêm chủng cho người trên 65 tuổi, sau đó triển khai tiêm cho các đối tượng khác, không phân biệt thường trú hay tạm trú. “Tinh thần là tiêm vắc xin cho toàn dân nên không giới hạn đối tượng”, ông Tuấn chia sẻ.

Đẩy nhanh tiến độ bằng cách nào ?

GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết riêng đợt 5 đến hết ngày 31.7 đã tiêm hơn 500.000 liều, còn 430.000 liều sẽ tiêm xong vào ngày 3.8. Bộ Y tế vừa cung cấp cho TP 2 loại vắc xin AstraZeneca và Moderna với gần 600.000 liều. Do đó, TP tiêm luôn đợt 6 vào ngày thứ tư tuần sau, rồi sẽ tiêm tiếp 1 triệu liều của nhà tài trợ... Ngoài ra, TP còn có các nguồn tài trợ khác mà Bộ Y tế hứa đảm bảo cho TP tăng độ bao phủ vắc xin lên trong tháng 8.2021 là 70% dân số TP trên 1‌8 tuổ‌i tối thiểu được tiêm mũi 1.

Ưu tiên cao nhất vắc xin cho TP.HCM

Chiều 31.7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban chỉ đạo). Ông Đam nêu rõ, sau cuộc họp của Chính phủ với 63 tỉnh, TP để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 ngày 30.7, Thủ tướng đã khẳng định ưu tiên cao nhất vắc xin phòng Covid-19 cho TP.HCM để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất.Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với UBND TP.HCM để rà soát, điều chỉnh cần thiết về quy trình, thủ tục tiêm để tiêm nhanh nhất, bảo đảm an toàn. Mặt khác, Bộ Y tế bảo đảm nguồn vắc xin theo đúng tiến độ tiêm của UBND TP.HCM đề ra. Đồng thời, TP.HCM phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh sau khi đã tiêm vắc xin cho tất cả những người trong độ tuổi (theo khuyến nghị của nhà sản xuất).Ban chỉ đạo lưu ý các địa phương cần tuyên truyền chủ trương của Chính phủ về việc đồng ý nguyên tắc tập trung vắc xin phòng Covid-19, tiêm hết cho người dân trên địa bàn của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... để bà con yên tâm ở lại.    

Chí Hiếu

Như vậy, TP.HCM đã tiêm được mũi 1 khoảng 1,5 triệu liều, sẽ còn 4,5 - 5 triệu liều cần tiêm trong tháng 8. Muốn như vậy, mỗi ngày TP phải tiêm đạt 150.000 liều trở lên. Theo ông Bỉnh, hiện nay có một số quận, huyện tiêm rất nhanh, nhưng còn một số quận, huyện tiêm chậm, cần khắc phục thời gian tới.

Để đạt tiến độ tiêm đề ra, Sở Y tế huy động lực lượng không chỉ y tế công mà còn cả y tế tư nhân, bác sĩ đa khoa - chuyên khoa, điều dưỡng, dược sĩ khối tư nhân. Ngoài các điểm tiêm phường, xã, cộng đồng, cũng có thể tổ chức tiêm tại các phòng khám đa khoa ở các địa phương để tiêm cho người dân trên địa bàn.

Theo ông Bỉnh, tùy điều kiện từng địa phương, có thể kéo dài thời gian tiêm, không chỉ là tiêm 8 giờ trong ngày mà kéo dài đến 10 giờ, thậm chí 12 giờ. Tuy nhiên, khâu tổ chức phải cẩn thận, đảm bảo thời gian đi lại của người dân. Để thuận lợi cho việc tiêm ban đêm, nên chia ra tiêm từng khu phố, thậm chí tổ dân phố. Bên cạnh đó phải chuẩn bị lực lượng cứu hộ, có bộ chống sốc, bác sĩ, điều dưỡng, xe cứu thương...

“Qua theo dõi thì sau khi tiêm, cần chăm sóc kỹ người trên 65 tuổi có bệnh lý nền. Người có bệnh lý nền vẫn giữ theo dõi sau tiêm 30 phút. Những người trẻ, khỏe mạnh theo dõi 15 phút. Như vậy phát huy công suất và năng lực tối đa của đội tiêm chủng, có thể tăng lên 300 người/bàn tiêm/ngày thay vì 200”, ông Bỉnh nói.

Cũng theo ông Bỉnh, lâu nay 1 đội tiêm có 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng thì có thể tách ra làm đôi. Hiện 624 đội tiêm có thể tách ra 1.200 đội, mỗi đội tiêm 300 người/ngày, thì đạt khoảng 300.000 người tiêm/ngày là lý tưởng, còn không thì tiêm 200.000 người/ngày, đó là chưa kể các điểm tiêm BV.

Ông Bỉnh cũng cho biết, ngoài đối tượng ưu tiên trên 65 tuổi, thì không cần lựa chọn đối tượng, cứ trên 1‌8 tuổ‌i là tiêm, như vậy sẽ tiêm nhanh. Để giảm thủ tục, rút ngắn thời gian, địa phương tuyên truyền để người dân khai báo y tế, làm giấy đồng thuận tiêm trước... Thực hiện hẹn giờ trước, tăng cường đội ngũ làm hồ sơ sức khỏe.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần vận động người dân ra tiêm; những người neo đơn, yếu thế thì hỗ trợ họ để ra tiêm đầy đủ. Một số đối tượng không cần thiết phải tiêm tại BV thì tiêm tại cộng đồng. Đối với khu phong tỏa, địa phương tổ chức điểm tiêm tại chỗ để người được tiêm không di chuyển ra khu vực khác.

Một điểm đáng lưu ý là TP chỉ tiêm cho công nhân tại doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó thực hiện “3 tại chỗ”; còn những doanh nghiệp khác, công nhân ở địa phương nào thì tiêm địa phương đó. Ngay cả thân nhân nhân viên y tế, nếu thuộc BV lớn, quá đông thân nhân thì lập danh sách gửi về y tế địa phương nhờ tiêm, không tập trung vào BV. Giai đoạn xa hơn, TP sẽ triển khai xe tiêm lưu động, tiêm tại nhà (như lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại nhà).

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11998
  1. Chia tay Sài Gòn về quê vì Covid-19: Nước mắt, nụ cười ngày trở lại Huế thương!
  2. TP HCM: Phát hiện thêm 3 chuỗi lây nhiễm mới ở quận 10 và Tân Bình
  3. TP.HCM: 2 ca dương tính SARS-CoV-2 qua xét nghiệm ngẫu nhiên người đi đường
  4. Những trường hợp nào không được cấp giấy nhận diện ra vào TP.HCM?
  5. TP HCM gỡ phong tỏa 3 phường hơn 100.000 dân
  6. Từ hôm nay, người dân TP.HCM không ra đường sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau
  7. TP.HCM: Shipper chỉ được hoạt động theo từng khu vực quận huyện
  8. Ảnh: Đường phố Sài Gòn sau 18h vắng lặng như thế nào?
  9. Người dân TP HCM không được ra đường sau 18h từ ngày mai
  10. TP.HCM hiệu triệu y bác sĩ, hi vọng sớm đưa cuộc sống về bình thường
  11. Nhiều người ‘cãi lý’ khi bị lập biên bản vì ra đường không lý do chính đáng
  12. Thêm 1.890 ca bệnh COVID-19 ở TP.HCM được ra viện
  13. TP.HCM: Tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch sẽ được hỗ trợ tiêm vắc xin
  14. 15 ngày giãn cách, gần 250.000 lao động tự do ở TP.HCM đã được hỗ trợ
  15. TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt biện pháp chống dịch Covid-19
  16. Phó Bí thư Thường trực TP.HCM: Có thể sẽ giới hạn việc ra đường sau 18h
  17. Xét nghiệm Covid-19 lưu động cho tài xế chở hàng hoá trên đường
  18. TP.HCM có thêm 1.890 bệnh nhân COVID-19 xuất viện trong một ngày
  19. Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM: ‘Thắt chặt di chuyển bên trong thành phố’
  20. Nhiều cấp độ chống dịch ở TPHCM không hiệu quả, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
  21. TP HCM sẽ hạn chế thời gian người dân được ra đường
Video và Bài nổi bật