Cuối tháng trước, OPEC đã sản xuất 25,8 triệu thùng/ngày và các đồng minh trong OPEC+ đã bơm 13,21 triệu thùng/ngày. So với tháng 3, đã tăng 80.000 thùng/ngày và so với quý II, tăng 130.000 thùng/ngày.
Sự gia tăng sản lượng trong khu vực OPEC được thúc đẩy bởi Iran, quốc gia này đã tăng sản lượng lên 2,43 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 5/2019. Iraq và Nigeria cũng đã đẩy mạnh sản xuất lần lượt lên 3,97 triệu thùng/ngày và 1,6 triệu thùng/ngày.
Về phía các đồng minh, mức tăng chủ yếu do Nga thực hiện với 9,50 triệu thùng/ngày, đạt mức tăng 160.000 thùng/ngày so với tháng 3.
Do đó, 10 thành viên OPEC có hạn ngạch cắt giảm và 9 đồng minh ngoài OPEC đã đạt mức tuân thủ 111% vào tháng 4, theo tính toán của Platts. Nhưng nếu loại bỏ việc Arab Saudi giảm thêm 1 triệu thùng/ngày, tỷ lệ tuân thủ giảm xuống 96%, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020.
Thái tử Abdulaziz bin Salman đã gọi việc cắt giảm thêm là một "cử chỉ thiện chí đối với phần còn lại của liên minh", với hy vọng rằng việc tuân thủ hạn ngạch sẽ được cải thiện. Nhưng một số nước sản xuất không tôn trọng các cam kết của họ.
Nhu cầu tăng nhẹ chắc chắn là chất xúc tác cho sự gia tăng sản lượng trong OPEC. Hơn nữa, từ tháng 5, OPEC và các đồng minh sẽ dần chấm dứt hạn ngạch cắt giảm nguồn cung. Như vậy, 350.000 thùng dầu/ngày sẽ quay trở lại thị trường vào tháng 5, 350.000 thùng vào tháng 6 và 441.000 thùng vào tháng 7, với tổng mức tăng 1,14 triệu thùng/ngày. Liên minh OPEC+ dự đoán nhu cầu sẽ gia tăng trong giai đoạn này, nhờ vào sự phục hồi kinh tế và các chiến dịch tiêm chủng.