Sự thật hàng loạt clip Youtube về “thầy chùa ăn thịt chó”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các cơ quan chức đã làm rõ sự thật về người tự xưng là “Đại đức Thích Tâm Phúc” mà xuất hiện hàng loạt clip trên mạng xã hội Youtube gây xôn xao, gọi là “thầy chùa ăn thịt chó”.
Sự thật hàng loạt clip Youtube về “thầy chùa ăn thịt chó”
Những clip trên Youtube quay về “thầy chùa ăn thịt chó“ đã gây bức xúc cho cộng đồng

Công an mời làm việc hàng loạt Youtuber

Một nguồn thông tin cho hay, nhiều cơ quan chức năng huyện Củ Chi, TP.HCM đã phối hợp vào cuộc để điều tra, xử lý về những cá nhân có liên quan đến những clip về “thầy chùa ăn thịt chó” mà gần đây có nhiều clip trên mạng xã hội Youtube gây xôn xao dư luận.

Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi vừa có văn bản báo cáo về những kết quả xác minh bước đầu xung quanh việc này gửi đến Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM.

Xem Video: Sự thật bất ngờ về nhân vật "thầy chùa ăn thịt chó" xuất hiện trên Youtube

//

Theo thông tin ban đầu, vài tháng trở lại đây, trên mạng xã hội Youtube xuất hiện nhiều clip quay về một người đàn ông mặc áo tu sĩ Phật giáo. Ông này tự xưng là “Đại đức Thích Tâm Phúc”, là trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương.

Đáng nói là người tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc” có những hành động, phát ngôn tục tĩu, trái với truyền thống Phật giáo Việt Nam, xúc phạm lãnh đạo Phật giáo Việt Nam…

Những clip phát tán trên mạng xã hội đã gây bức xúc cho người dân, đặc biệt là cộng đồng Phật tử. Thậm chí khi người tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc” xuất hiện nơi công cộng đã bị người dân bức xúc, tấn công.

Trước sự việc này, Hội đồng Trị sự Trung ương, Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì họp cùng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Củ Chi và một số cơ quan quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo. Các cơ quan ban ngành huyện Củ Chi đã vào cuộc làm rõ.

Trên cơ sở xác minh làm rõ ban đầu, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Củ Chi đã có văn bản gửi Công an TP.HCM, Sở TT&TT TP.HCM đề nghị xử lý các kênh Youtube đăng tải các clip về phát ngôn trái với truyền thống Phật giáo của người tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc” và đề nghị tháo gỡ các clip khỏi mạng xã hội Youtube.

 Nơi tự xưng là "chùa Hoằng Pháp Trung ương"thực chất là nhà của ông Nguyễn Minh Phúc nhưng ông này đã có những hành động, phát ngôn trái với đạo đức xã hội, trái với truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Bước đầu, Công an huyện Củ Chi đã lập danh sách các kênh Youtube có đăng tải các clip nói trên để xác định chủ kênh và mời làm việc. Công an huyện Củ Chi và các ban ngành khác cũng thông báo, nghiêm cấm triệt để các Youtuber đến nơi tự xưng là “chùa Hoằng Pháp Trung ương” tại nhà số 174/13A Ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi để ghi hình, đăng thông tin hoạt động, phát ngôn của người đàn ông tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc”.

Sự thật về “thầy chùa ăn thịt chó”

Trong báo cáo mới đây về vụ việc, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi xác định rõ về người tự xưng là “Đại đức Thích Tâm Phúc” và nơi tự xưng là “Chùa Hoằng Pháp Trung ương”.

Cụ thể, nơi tự xưng “chùa Hoằng Pháp Trung ương”, ở địa chỉ số 174/13A ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, chỉ là nhà để ở, chứ không phải là cơ sở thờ tự tôn giáo.

 Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp để xử lý về trường hợp ông Nguyễn Minh Phúc mà trong thời gian qua đã có những hành động, phát ngôn ảnh hưởng nghiêm trọng đến Phật giáo

Nơi này trước đây từng có đăng ký thành lập 6 doanh nghiệp do ông Nguyễn Minh Phúc (tức người tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc”) làm người đại diện Pháp Luật. Tuy nhiên, do không hoạt động nên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã có quyết định thu hồi giấy phép của tất cả các doanh nghiệp.

Còn ông Nguyễn Minh Phúc, là người giả danh tu sĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, danh xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc” là tự nhận.

Ông này còn sử dụng các loại giấy tờ, quyết định giả mạo để tự xưng là tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hiện cơ quan chức năng đề nghị, ông Phúc chấm dứt ngay những phát ngôn trái với đạo đức xã hội, trái với truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định Pháp Luật Nhà nước; tôn trọng đúng truyền thống Phật giáo.

Cơ quan chức năng đề nghị ông Phúc tháo dỡ các bảng hiệu treo tại nhà số 174/13A ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung tự xưng là chùa Hoằng Pháp Trung ương; di dời các tượng Phật ra khỏi địa chỉ này. Nếu ông Phúc không tự chấp hành sẽ có biện pháp xử lý tiếp tục, hoặc cưỡng chế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật