Cách đây vài ngày, các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc đã phát hiện ra một nghĩa trang quy mô lớn thời Tây Hán ở quận Tây An, tỉnh Thiểm Tây, mặc dù một số ngôi mộ đã bị khai quật bởi những kẻ trộm mộ. Ước tính có hơn 400 ngôi mộ đã được khai quật, tìm thấy hơn 2.000 hiện vật.
Trong số đó có hơn 80 chiếc gương đồng với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Điều thú vị là những chiếc gương này đã bị chôn vùi trong đất 2.000 năm nhưng vẫn còn sử dụng được.
Nhà khảo cổ Chu Anh Bồi giải thích rằng, kích thước và kiểu dáng khác nhau của gương đồng chủ yếu là do sự khác biệt trong kỹ thuật đúc theo từng thời kỳ. Đường kính gương nhỏ nhất 8cm, lớn nhất 22,1cm. Điều thú vị là khi phủi hết đất trên gương, bạn vẫn có thể nhìn thấy hình của mình, tuy hơi mờ nhưng vẫn rõ.
Ông Chu tiết lộ lý do chiếc gương vẫn có thể sử dụng được chủ yếu liên quan đến hợp kim và quy trình sản xuất lúc bấy giờ. Mặt khác, khi các nhà khảo cổ khai quật, họ cũng thực hiện các biện pháp bảo vệ để cho phép các đồ vật cổ được giữ nguyên vẹn. Gương đồng được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau, hầu hết là trong các ngôi mộ, được đặt gần đầu và thân trên của chủ nhân ngôi mộ, không giới hạn phụ nữ.
Ông Chu chỉ ra rằng, để bảo vệ việc xây dựng lăng tẩm và ngăn chặn giai cấp quý tộc làm hỗn loạn, hoàng đế Lưu Bang của triều đại nhà Hán đã di dời hàng chục nghìn người đến thị trấn Trường Lĩnh, nghĩa trang Dabaozi chỉ cách đó 4 km.
Từ thị trấn Trường Lĩnh, các ngôi mộ chủ yếu có niên đại từ đầu thời Tây Hán. Nghĩa trang này có thể là khu vực chôn cất của cư dân thị trấn Trường Lĩnh. Có rất nhiều chữ khắc trên gương đồng, điều này cũng cho thấy kỳ vọng của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn vào thời Tây Hán.