Thói quen của chúng ta mỗi ngày tốt hay xấu đều tác động một cách trực tiếp lên sức khỏe của mỗi người.
Người có thói quen lành mạnh và duy trì tốt, đều đặn thì sức khỏe sẽ tốt. Ngược lại, người có thói quen xấu thì sẽ tác động xấu lên cơ thể, hậu quả thường đến một cách từ từ hoặc nhanh hơn tùy mức độ của bạn.
Theo các chuyên gia sức khỏe thì sau đây là những thói quen xấu có thể làm giảm tuổi thọ của bạn, tác động xấu lên sức khỏe, đặc biệt là những người sau tuổi 40.
Mỗi người cần lưu ý để điều chỉnh kịp thời.
1. Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng dễ khiến axit dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngày nay, nhiều người có thói quen thức khuya dậy muộn, sau đó lại ra ngoài vội vàng, không có thói quen ăn sáng. Việc thường xuyên bỏ bữa sáng dễ khiến axit dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Và bỏ bữa sáng dễ gây chảy mật, kết tủa tinh thể, sinh sỏi.
Nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát cho thấy bỏ bữa sáng trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ. Sau 40 tuổi, bạn phải bỏ thói quen này và ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày, có thể cung cấp cho cơ thể nhiều nguyên tố có lợi.
Khung giờ ăn bữa sáng tốt nhất là trước 8h sáng, do vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen sắp xếp thời gian hợp lý để chuẩn bị cho một bữa sáng đầy đủ chất.
2. Ít vận động
Ngồi lâu là một trong những thói quen gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Ngồi lâu dễ dẫn đến đông máu, ứ trệ khí huyết, không cung cấp đủ máu lên não, gây đau lưng mỏi cổ, tăng nguy cơ ung thư ruột, tổn thương bàng quang, tổn thương thận.
Sau 40 tuổi, chúng ta phải thay đổi thói quen này. Mỗi lần ngồi từ 40 -60 phút là đứng dậy và tập thể dục trong 5 phút. Thường xuyên như vậy thì người mới khỏe mạnh.
3. Thức khuya
Nhiều người có thói quen thức khuya, dù là vì công việc, hay chơi game, xem phim truyền hình thì cũng nên bỏ càng sớm càng tốt.
Giấc ngủ cần thiết để cơ thể được nghỉ ngơi và tự phục hồi, chúng ta phải quản lý giấc ngủ tốt, đi ngủ sớm, dậy sớm, cố gắng không thức khuya, sinh hoạt đúng giờ chính là tiêu chí đầu tiên để đảm bảo sức khỏe.
Sau 40 tuổi, cơ thể không còn trẻ nữa, thức khuya sẽ khó làm cho cơ thể phục hồi nhanh chóng, vì vậy chúng ta phải thay đổi thói quen này.
4. Nghiện thuốc lá và rượu
Đối với nam giới ngoài 40 tuổi, rượu bia, thuốc lá có thể đã đồng hành cùng bạn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sau tuổi 40, tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau cao liên quan đến việc “nhiễm độc lâu dài” thuốc lá và rượu đã cướp đi thể lực sung mãn của bạn.
thuốc lá và rượu chính là tác nhân gây hại đã được cảnh báo, do đó, có thể bạn cần chú ý sử dụng càng ít càng tốt, và tốt hơn là có thể bỏ, điều này đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe.
Đối với những người sau tuổi 40 thì những thói quen này càng gây hại nhiều, vì đây là giai đoạn sức khỏe bắt đầu phát sinh những vấn đề, do vậy, việc chú ý thay đổi những thói quen không lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật, giảm các gánh nặng lên cơ thể.