dư luận xôn xao về việc xây lắp khẩu hiệu 11 từ trên đồi Ông Tượng, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) hết hơn 10 tỷ đồng. (Ảnh: Ngọc Trìu - Doanhnhan.vn/báo Pháp Luật Việt Nam)
Theo báo Hòa Bình online, bà Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh này cho biết: Khu vực đồi Ông Tượng hiện nay đang tập trung các công trình quan trọng bậc nhất của tỉnh như tượng đài Bác Hồ, cạnh đó là công trình Thủy điện Hòa Bình và trụ sở các cơ quan đầu não của tỉnh như Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và Cung Văn hóa tỉnh. Do đó, việc lắp dựng khẩu hiệu "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” tại khu vực đồi Ông Tượng tại khu vực này là rất cần thiết và hợp lý; Vừa để thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa là tạo điểm nhấn nổi bật, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cảnh quan khu vực trung tâm của thành phố cũng như của tỉnh. (Ảnh: Tuấn Minh - Như Quỳnh/báo Người lao động)
Bà Niềm thông tin trên báo Hòa Bình, việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, đấu thầu đã được thực hiện theo đúng quy định. Kết quả, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Anh Kỳ trúng thầu với tổng giá trị thi công xây lắp là 10.000.285.000 đồng. Trong đó, riêng hạng mục chữ gồm gia công giằng mái thép bằng thép hình, gia công giằng thép bằng thép bản, lắp dựng giằng thép liên kết, Bulong M16, tấm aluminium, đục lỗ tấm thép bằng công nghệ CNC… Đặc biệt, là công trình trang trí tạo cảnh quan ngoài trời nên công trình có đến 68 nội dung, hạng mục liên quan đến hệ thống cấp điện và chiếu sáng, chống sét…). Ảnh cắt từ clip của báo Người lao động)
Đại diện đơn vị thi công cho biết trên báo Hòa Bình, để đảm bảo an toàn cho công trình tượng đài phía trên đỉnh đồi, các công trình trụ sở và nhà dân ở phía dưới, đơn vị thi công đã phải tiến hành việc khoan tạo lỗ neo để cắm neo gia cố mái vách taluy, lắp dựng ống thép, gia công giằng mái thép, bơm keo xi măng lỏng… Ngoài ra, do vị trí thi công công trình là vách núi cao nên việc vận chuyển các loại vật liệu như cát, sỏi, đá dăm, sắt thép… đều phải làm thủ công. Trong ảnh là cận cảnh những cọc được đóng vào vách núi. (Ảnh cắt từ clip của Tuấn Minh - Như Quỳnh/báo Người lao động)
Bà Bùi Thị Niềm nói rằng, đây không phải là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 như một số thông tin đã nêu. Theo Hợp đồng thi công xây lắp công trình số 11/2020 giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu ký ngày 7/8/2020 và biên bản bàn giao mặt bằng ngày 8/8/2020, thời gian thi công công trình là 80 ngày, đến nay, công trình mới thi công được khoảng hơn 50% thời gian. Theo Hợp đồng đã ký kết thì đơn vị thi công sẽ còn hơn 50 ngày nữa để thi công và hoàn thành công trình. (Ảnh: Tuấn Minh - Như Quỳnh/báo Người lao động)
"Sở dĩ có thông tin về việc hoàn thành công trình trước ngày 1/10 vì từ ngày 1 – 3/10 sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, chủ đầu tư và đơn vị thi công đều mong muốn sẽ hoàn thành công trình vào đúng dịp đặc biệt này, tuy nhiên do những ngày qua mưa liên tục, điều kiện thi công khó khăn nên chúng tôi đã thống nhất, quyết định không gấp gáp đẩy nhanh tiến độ mà tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt các bước thi công công trình theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, an toàn, độ bền lâu dài cho công trình", báo Hòa Bình dẫn lời Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình Bùi Thị Niềm. (Trong ảnh là công trình nhìn từ xa. Ảnh: báo Công an nhân dân)
Theo tin từ báo Tuổi trẻ, Tỉnh Hòa Bình giao Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh làm chủ đầu tư, có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định. Tỉnh cũng yêu cầu Sở khi tổ chức thi công, lắp dựng khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng không làm ảnh hưởng tới việc xử lý sạt trượt các khu vực phía Đông đồi Ông Tượng. (Trong ảnh là đường đi lên công trình dựng khẩu hiệu 11 từ. Ảnh: báo Người lao động)
Công trình được lắp dựng ở khu vực trung tâm thành phố Hòa Bình. Ảnh: Báo Hòa Bình