Xem Video: Cá nướng hồ Ba Bể
//
Một trong những điểm để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lòng du khách chính là nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Mang trong mình một nền lịch sử truyền thống lâu đời, cùng sự sáng tạo trong lao động để tạo nên nhiều món ăn đặc sắc mang dấu ấn vùng miền như: khâu nhục, cơm lam, cánướng, xôi ngũ sắc, xôi trám, bánh cóc mò, thắng cố, phở vịt, vịt quay, lợn quay, raungót rừng, rau bò khai, măng ớt, các loại ẩm thực từ ngô (rượungô, bánh ngô, mèn mén…) mà kết hợp với rau, củ, quả sẵn có trong thiên nhiên khiến cho những ai từng được thưởng thức các món ăn nơi này đều có cảm nhận chung là rất độc đáo và thú vị
Cá nướng hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
Nếu đã đến Tây Bắc, chắc chắn là phải thưởng thức món pa pỉnh tộp. Đây là món cánướng khá đặc trưng của dân tộc Thái thuộc tỉnh Sơn La, Điện Biên. Thế nhưng xuôi xuống vùng lòng hồ Ba Bể (Bắc Kạn), du khách sẽ được thưởng thức món cánướng vô cùng dân dã và khác lạ. Cách nướng cá ở đây không cầu kỳ phức tạp, mà vẫn giữ được nguyên vị ngon, thơm của cá.
Cá ở hồ Ba Bể có đủ loại to nhỏ nhưng cánướng tại hồ là những con cá chỉ to bằng ngón tay được bắt dưới hồ lên, nếu cá to thì lại dùng chế biến theo các cách thông thường: gỏi cá, cá om hoặc nấu. Tuy nhiên, cá xiên nướng này lại như một loại đồ ăn vặt cho du khách khi họ đi thuyền hoặc trekking ở hồ Ba Bể.
Khâu nhục Lạng Sơn
Một trong các món ăn mà du khách thường thấy xuất hiện trong các bữa ăn khi đi du lịch qua một số tỉnh Đông Bắc là món khâu nhục. Nguyên liệu chính chế biến món khâu nhục ở các tỉnh Đông Bắc là thịt lợn, rau cải, hoặc rau tiến vua, hồi, quế và các loại phụ gia khác. Món khâu nhục thường được để chính giữa mâm cơm, dùng ăn riêng hoặc ăn cùng xôi và cơm tẻ đều được.
Xôi ngũ sắc
Du khách đến với cộng đồng cư dân rấtưa thích những món ăn được nấu từ gạo nếp. Và một trong món ăn được du khách thích thú và ấn tượng nhất là xôi ngũ sắc bởi cách chế biến cầu kỳ và lạ mắt. Với bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của những người phụ nữ Tày – Nùng, họ đã sử dụng những sắc màu từ cây cỏ trong tự nhiên để tạo mầu cho những đĩa xôi. Màu vàng lấy từ bột củ nghệ, màu xanh từ cây lá cơm nếp hoặc lá dong, màu đỏ làm từ gấc, màu trắng để tự nhiên, màu tím hoặc đen làm từ lá cẩm. Hiện nay, cộng đồng Tày - Nùng vẫn sử dụng những chõ đồ xôi làm bằng gỗ từ một gốc cây lớn, đun bằng bếp củi để có được món xôi vô cùng hấp dẫn.