Xem Video: Trung Cộng lên kế hoạch biến đảo Phú Lâm thành căn cứ hậu cần chiến lược
//
Theo ảnh vệ tinh được Forbes dẫn lại trong bài viết hôm 17/7, các tiêm kích này dường như là J-11B. Đây là mẫu máy bay do Trung Quốc sản xuất, dựa trên nền tảng công nghệ và mẫu mã của chiến đấu cơ Su-27SK của Nga.
Trước đó, hôm 16/7, tài khoản Twitter duandang đăng tải ảnh vệ tinh với độ phân giải thấp, cho thấy sự xuất hiện các máy bay Trung Quốc trên đảo Phú Lâm. Hình ảnh với độ phân giải cao hơn được cung cấp mới đây xác thực điều này.
Thông tin về động thái ngang ngược mới đây của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh Biển Đông những ngày qua trở nên nóng hơn với tuyên bố bác hoàng loạt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra hồi đầu tuần.
Tuyên bố nhấn mạnh, Mỹ đấu tranh vì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, mở rộng và hiện đang tăng cường chính sách của mình đối với một phần quan trọng và gây tranh cãi trong khu vực Biển Đông.
Mỹ muốn làm rõ một điều rằng, các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là hoàn toàn trái Pháp Luật cũng như các hoạt động bắt nạt của nước này nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên đó.
Tại khu vực Biển Đông, Mỹ muốn duy trì hòa bình và ổn định cũng như tự do hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại và phản đối mọi nỗ lực sử dụng cưỡng ép hoặc vũ lực nhằm giải quyết tranh chấp.
Hải quân Mỹ mới đây cũng xác nhận nhóm tác chiến tày sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiếp tục hoạt động diễn tập trên Biển Đông từ 17/7.
"Các nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Reagan đang hoạt động ở Biển Đông, tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép để nhấn mạnh cam kết của chúng tôi đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc cho các đồng minh và đối tác trong khu vực", chuẩn Đô đốc Jim Kirk, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz cho hay.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Trong nhiều tuyên bố trước đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam.