Trong một lần đi lấy vỏ lạc cách đây 24 năm, chị Hồ Thị Phúc, sinh năm 1977, Hương Sơn, Hà Tĩnh bất ngờ bị đống xi măng đổ vào người. tai nạn khiến chị bị đứt dây thần kinh tủy sống, sống trong cảnh bị liệt nửa người cả đời. Đáng buồn thay, lúc đó con trai mới 22 tháng tuổi, cần người chăm bẵm.
Nằm im một chỗ tương ứng với việc cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, mọi ước mơ, dự định đều sụp xuống như đống xi măng nọ. Thời điểm đó, chị nghĩ thà mình ra đi mãi mãi còn hơn là kẻ vô dụng, nằm một chỗ.
Cách đây 24 năm, chị Hồ Thị Phúc (SN 1977, Hương Sơn, Hà Tĩnh) trong một lần đi lấy vỏ lạc, bất ngờ bi đống xi măng đổ ập xuống, làm đứt dây thần kinh tủy sống, lâm cảnh liệt nửa người vĩnh viễn.
Hay tin em gái bị liệt, chị gái của Phúc là Hồ Thị Hạnh, sinh năm 1974 vội khăn gói lên Hà Nội chăm sóc. Nhìn thấy em gái bị từng cơn đau hành hạ, cháu khát sữa, chẳng ai trông nom, chị Hạnh chỉ biết khóc nghẹn thương xót.
Trằn trọc suy nghĩ nhiều đêm, chị Hạnh tâm sự với em gái và đưa ra quyết định cuối cùng đầy táo bạo: lấy chung chồng với chị Phúc. Nghe thì phi lí nhưng lại thực sự hợp lí bởi đây là cách duy nhất chị Hạnh có thể "đường đường chính chính" chăm sóc và gánh vác những công việc trong gia đình của em gái.
Mọi sinh hoạt hằng ngày đều phụ thuộc vào người khác, mọi ước mơ, hy vọng tiêu tan theo mây khói. Chị Phúc đau đớn về thể xác, suy sụp tinh thần.
Cảm động trước tấm lòng của chị gái, chị Phúc rưng rưng nói: "Tôi bị liệt cả đời, trong 2 năm chị gái chăm sóc tôi, mọi người từ hàng xóm cho đến họ hàng đều tác thành để chồng tôi và chị gái đến với nhau.
Ngay cả bản thân tôi cũng mong muốn điều đó. Khi đó, chồng tôi còn rất trẻ, chị Hạnh cũng vậy, chỉ mới ngoài 20, chi bằng chị về 1 nhà với vợ chồng tôi còn hơn là người ngoài vào rồi tan nát cả gia đình".
Chị bị liệt khi tuổi đời còn quá trẻ, mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều nhờ chị gái thực hiện
Qua rất nhiều đêm đấu tranh tư tưởng, đắn đo, rồi nhiều lần chị em cùng nhau tâm sự, chị Hạnh đã đi đến một quyết định táo bạo: kết duyên cùng em rể.
Sau khi thống nhất, hai bên nhanh chóng tổ chức đám cưới trước lời dị nghị của xóm làng nhưng cũng không ít người đồng cảm cho sự chịu thiệt của chị Hạnh. Hậu kết hôn, anh Trí - chồng của hai chị tiếp tục đi làm phụ hồ còn chị Hạnh làm nông nghiệp. Dù bị liệt nửa dưới nhưng chị Phúc vẫn bóc lạc thuê để phụ giúp gia đình nhỏ.
Chị Hạnh cũng sinh 2 bé trai cho "em rể". Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng trong nhà cấp 4 lụp xụp luôn đầy ắp tiếng cười, chẳng ngờ đây chính là cặp chị em lấy chung chồng.
Sau đó, chị Phúc chuyển sang bóc lạc thuê. Công việc rất mệt nhọc đối với người khuyết tật, thu được số tiền rất nhỏ, nhưng chị cảm thấy vui vì thấy mình còn có ích, phần nào góp phần làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống gia đình.
Từ ngày về làm vợ anh Trí, chị Hạnh cũng sinh thêm 2 cháu trai.
Giữa cuộc sống đầy toan tính này, ở đâu đó luôn có những người sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc cá nhân vì những người thân yêu. Với câu chuyện này, chị Hạnh mặc kệ những lời gièm pha vì chị hiểu em gái cần mình hơn bao giờ hết. Nếu từ chối, một gia đình nhỏ sẽ tan vỡ, em và cháu sẽ bơ vơ, không bờ không bến, chi bằng lấy chung chồng còn hơn để hai người thân yêu bị bắt nạt, tổn thương.
Hành động lấy chung chồng này chẳng hề phá thuần phong mỹ tục mà ở đó là những trái tim nhân hậu, tình ruột thịt, sẵn sàng đánh đổ hạnh phúc cá nhân vì em gái. Quả thực, trên đời này, chẳng có gì cao cả, thiêng liêng bằng tình cảm gia đình bởi ở đó mới có những người luôn yêu thương, chăm sóc ta mà chẳng màng lợi ích.