Tiền điện vọt lên 58 triệu đồng, khách hàng ‘khóc ròng’ vì phát hiện bị ghi nhầm chỉ số điện

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một khách hàng tại tỉnh Quảng Bình bị ghi nhầm chỉ số điện gấp 33 lần, dẫn tới số tiền phải trả vọt lên 58 triệu đồng. Nhìn hóa đơn mà choáng váng giùm chủ hộ luôn các mẹ ạ!
Tiền điện vọt lên 58 triệu đồng, khách hàng ‘khóc ròng’ vì phát hiện bị ghi nhầm chỉ số điện
Ảnh minh họa

Xem Video: Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao 

//

Một khách hàng tên Trần Việt Dũng (tỉnh Quảng Bình) cho biết anh này bị tính mức tiêu thụ điện trong tháng 6 là 18.274 kWh. Trong khi đó, tháng trước đó, gia đình tiêu thụ mức 248 kWh. Như vậy, lượng điện tiêu thụ tăng hơn 33 lần.

Từ đó, tiền điện tháng 6 cũng bị tính nhầm lên mức 58,5 triệu đồng, trong khi tháng trước đó, gia đình trả số tiền điện là 489.000 đồng.

Thống kê tiền điện của khách hàng này trong 12 tháng qua. Ảnh: EVN CPC.

Trao đổi với Zing, đại diện Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVN CPC) cho biết đã yêu cầu Công ty Điện lực Quảng Bình kiểm tra xác minh lại việc tiêu thụ điện của khách hàng Trần Việt Dũng.

Theo đó, sau khi kiểm tra 12 tháng gần nhất, khách hàng này thường tiêu thụ ở mức 210-300 kWh/tháng. Số tiền điện dao động khoảng 460.000-700.000 đồng/tháng. Điện lực Quảng Bình thừa nhận sai sót trong việc ghi chỉ số công tơ tháng vừa qua và sẽ phúc tra lại cho khách hàng.

EVN CPC cho biết ngay trong tối 21/6, lãnh đạo Công ty Điện lực tỉnh Quảng Bình sẽ đến tận nhà và xin lỗi khách hàng.

Đồng thời, trước loạt phản ánh về việc hóa đơn tiền điện tăng “sốc”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Nắng nóng kỷ lục, nhu cầu sử dụng điện cho việc làm mát (đặc biệt là điều hòa) là nguyên nhân chính làm cho điện tiêu thụ của các hộ gia đình tăng cao dẫn đến tiền điện tăng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết có tới vài trăm nghìn hộ dùng điện tăng 300% - Ảnh minh họa: Internet

Số liệu của ngành điện cho biết, hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt có mức tiêu thụ cao hơn 30% so với tháng 4, trong số này gần 1 triệu khách hàng tiêu thụ tăng 50% và 215.000 khách hàng tiêu thụ trên 300%. Số lượng tiêu thụ điện tăng, cộng với cách tính biểu giá điện tính luỹ tiến, nghĩa là dùng càng nhiều số tiền phải trả càng cao, khiến hoá đơn tiền điện hộ gia đình ’nhảy’ vọt. 

Chẳng hạn, mức tiêu thụ điện là 300 kWh, số tiền thanh toán là 688.160 đồng (chưa tính giảm giá do Covid-19). Nhưng nếu sản lượng tiêu thụ tăng 20%, ở mức 360 kWh, số tiền phải trả tăng lên 875.204 đồng, tương đương tăng 27,18%. Và nếu mức tiêu thụ tăng 50%, lên 450 kWh, số tiền phải trả 1.160.885 đồng, tương đương tiền điện tăng 68,7%... 

Ảnh chụp màn hình VNE

Cũng theo EVN, thời tiết nắng nóng khiến các hộ gia đình kéo dài hơn thời gian sử dụng các thiết bị làm mát như điều hoà, quạt...

Trong khi nhiệt độ ngoài trời càng cao, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà càng lớn thì thiết bị điều hoà sẽ tốn nhiều điện năng hơn để làm mát. Nếu nhiệt độ cài đặt của điều hòa trong phòng giảm 1 độ, tiêu thụ điện năng của điều hòa cũng tăng lên 1,5-3%.

Về nghi vấn sai sót của công tơ điện và ghi chỉ số điện, theo EVN, hệ thống này được lắp đặt và kiểm định đạt tiêu chuẩn. Với khu vực đã thay thế sang công tơ điện tử, số liệu được ngành điện thu thập tự động, từ xa.

Với công tơ cơ khí, ngành điện áp dụng ghi chỉ số bằng phần mềm trên máy tính bảng có các tính năng cảnh báo vượt sản lượng, hạn chế tối đa xảy ra sai sót (nếu có) trong ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền điện.

Ảnh chụp màn hình Zing

EVN khẳng định, khách hàng sử dụng điện có quyền giám sát việc ghi chỉ số công tơ và ngành điện sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc từ khách hàng sử dụng điện.

Trong khi đó, trao đổi với Dân trí, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, cần một bên thứ ba độc lập đứng ra phân xử để đảm bảo khách quan. “Đến hẹn lại lên, năm nào thời điểm này cũng vậy. Một bên mua, một bên bán, ai cũng nghĩ mình đúng, người đứng ngoài cuộc không thể “bênh” ai mà cần cơ quan phân xử cho công tâm, minh bạch”, ông Ánh nêu vấn đề.

Thậm chí, theo ông Ánh, nếu khách hàng bức xúc cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm có thể kiện bên bán điện ra toà.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật