Ngoài ra, các chuyên gia này còn khuyên rằng, Lào nên đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt hơn, bằng cách bắt tay với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản.
Bất chấp tác động kinh tế nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, Trung Quốc vẫn đang tận dụng khoảng trống do đại dịch tạo ra, tích cực rót tiền cho các dự án Vành đai và Con đường (BRI).
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm, nước này đầu tư trực tiếp 5,23 tỷ USD vào các khu vực phi tài chính ở 53 quốc gia tham gia BRI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đổi lại, Lào phải chấp nhận 3 yêu cầu cơ bản của Bắc Kinh, bao gồm: ủng hộ chính sách của Trung Quốc về các vấn đề tại Đài Loan và Tây Tạng; các công ty Trung Quốc được phép khai thác tài nguyên tại Lào, đồng thời xây dựng các tuyến đường xuyên suốt từ Lào đến Thái Lan.
Lào không những chấp nhận những yêu cầu do phía Trung Quốc đặt ra, mà còn “mở đường” để Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất của nước này. Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ USD vào nhiều ngành như thủy điện, nông nghiệp, khai thác mỏ và xây dựng tại Lào trong nhiều năm gần đây, cốt nhằm tạo nền tảng cho chiến lược “con đường tơ lụa” đang được triển khai.
Việc xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào nằm trong dự án BRI đã được khởi công từ cuối năm 2016, với sự tham gia của 6 nhà thầu Trung Quốc. Dự kiến tuyến đường này sẽ đi vào hoàn thiện vào tháng 12/2021.
Tuyến đường sắt có chiều dài lên tới 414 km, trải dài từ quận cực bắc Boten - giáp biên giới Trung Quốc đến thủ đô Vientiane.
Theo nguồn tin, tuyến đường sắt trên sẽ tiếp tục được nối với Thái Lan đến Malaysia và Singapore như một phần của tuyến đường sắt Pan-Asia chạy theo hướng Bắc - Nam từ Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đến Singapore.
Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 chủng mới bùng phát, Trung Quốc đã tối ưu hóa chiến lược nhằm rút ngắn thời gian xây dựng dự án kết nối này.
Tuy nhiên, nhiều nguồn tin địa phương phản ánh rằng, một lượng lớn công nhân Lào đã không được trả lương trong suốt 3-4 tháng cho một dự án sắp sửa hoàn thành do vướng lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19.
Trong khi đó, có tới hơn 50% người lao động tại đây đang phải kiêm nhiệm nhiều việc trong cái nắng khắc nghiệt ở các công trường của tháng 5.
Một dự án quan trọng khác nằm trong kế hoạch BRI mà chính phủ Lào đã “mạo hiểm” chấp nhận là dự án xây dựng con đập lớn thứ 7 trên sông Mekong. Đề xuất hoàn thành dự án Sanakham đã được chính phủ Lào đệ trình tới Ủy ban sông Mekong (MRC) vào ngày 9/9/2019.
Theo đề xuất, con đập sẽ được xây dựng cách thủ đô Vientiane 155 km về phía Bắc thuộc quận Sanakham. Nhà máy này có công suất khoảng 684 MW, dự kiến vận hành từ năm 2028. Ảnh: Straits Times
Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội vì lo ngại việc xây dựng con đập sẽ gây ra cản trở lớn cho dòng chảy của dòng sông Mekong - một động mạch quan trọng ở Đông Nam Á vốn đã bị tắc nghẽn trong nhiều năm nay.
Cùng lúc đó, nhiều ý kiến cho rằng con đập sẽ đe dọa dòng chảy của con sông, trầm tích, nghề cá và có thể làm phức tạp thêm tình trạng lũ lụt, hạn hán ở khu vực hạ lưu, vốn là kế sinh nhai của hơn 60 triệu người dân dọc theo con sông này. Do đó, một số nhà môi trường đã kêu gọi chính phủ Lào không tiến hành xây dựng một con đập “phá hoại” khác trên sông Mê Kông. “Đập Sanakham thực sự không nên được xây dựng.”
Mặc cho những ý kiến phản đối trên, Bắc Kinh đã tiếp tục đẩy mạnh dự án.
Theo MRC, nhà máy thủy điện Sanakham có kinh phí khoảng hơn 2 tỷ USD, được xây dựng bởi công ty thủy điện Datang Sanakham, một công ty con của Công ty sản xuất điện quốc tế Datang (Trung Quốc).
Trước đó, Trung Quốc đã rót không ít tiền cho các dự án thủy điện của Lào trên sông Mekong. Bắc Kinh cũng từng xây dựng 11 đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, đoạn chảy qua lãnh thổ Trung Quốc.
Vấn đề nợ công càng trở nên nan giải cho quốc gia nhỏ bé này khi tính đến năm 2019, thống kê từ viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào cho biết nợ công đã tăng lên hơn 60% GDP - ở mức mà các nhà kinh tế nhận định là “quá cao và nguy hiểm”.
Trong những năm gần đây, Lào đã trải qua thâm hụt ngân sách liên miên, dẫn đến việc tích lũy nợ công khá lớn và gia tăng căng thẳng cho nguồn ngân sách.
Đặc biệt hơn, sáng kiến “Vành đai và Con đường của Trung Quốc” vốn đã liên tục đối mặt với nhiều tranh cãi, bao gồm cả nghi vấn gieo rắc “bẫy nợ” cho các nước nghèo và cáo buộc Trung Quốc dùng nó để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị.