Do dịch bệnh, Ấn Độ đã ban hành lệnh phong tỏa và đình chỉ các chuyến bay quốc tế. Chính vì thế, Ziebat phải sống tạm bợ tại khu quá cảnh của sân bay quốc tế Delhi trong khoảng 54 ngày, tức là gần 8 tuần liên tục, theo The Independent.
Câu chuyện của anh được ví với bộ phim "The Terminal", kể về một người đàn ông đã phải sống tại phòng chờ máy bay do bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ.
Bốn hành khách cũng trong tình trạng tương tự Ziebat khi chuyến bay của họ bị hủy, gồm 2 Sri Lankans, 1 Phillipines và 1 người đến từ Maldives.
Theo quy định, những người này được phép nhập cảnh Ấn Độ và được đưa đến khách sạn để cách ly tập trung.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi đại sứ quán Đức thông báo với cục nhập cảnh Ấn Độ rằng Ziebat có tiền sử phạm tội liên quan đến B.L tại quê nhà. Anh bị từ chối cấp thị thực và không thể rời sân bay suốt 2 tháng.
Ziebat bị từ chối cấp thị thực vì có tiền án phạm tội tại quê nhà, khiến anh không thể rời sân bay. Ảnh: bussinesstoday.
Giới chức sân bay đã liên hệ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đất nước này cho biết chỉ hỗ trợ công dân có quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và thường trú tại đó mới được lên máy bay trở về. Chính vì thế, Ziebat vẫn tiếp tục bị giữ lại tại văn phòng quá cảnh để giải quyết.
Nhân viên sân bay đã cung cấp cho anh các vật dụng thiết yếu như bàn chải đánh răng, thuốc chống muỗi, túi ngủ và một vài bộ quần áo để thay.
Theo thời báo Hindustan, chỉ có một mình Ziebat sống tại phòng chờ máy bay, hàng ngày anh đọc tạp chí để giết thời gian, facetime với gia đình, bạn bè, đi dạo quanh sân bay và trò chuyện với nhân viên vệ sinh và bảo vệ.
Nhân viên sân bay nghiêm ngặt giám sát và kiểm tra sức khỏe Ziet và các hành khách bởi sân bay ngày càng đông đúc và nguy cơ lây bệnh rất cao. Ảnh: PTI Photo.
Phía bộ phận sân bay cho biết: “Chúng tôi xác nhận rằng có một người quốc tịch Đức không thể xuất cảnh trở về và phải sống tại khu nối chuyến nhiều ngày nay. Các chuyến bay quốc tế bị ngưng trệ do diễn biến bệnh dịch phức tạp. Chính quyền Ấn Độ sẽ đưa ra thông báo thích hợp để giải quyết vụ việc này”.
Đại sứ quán Đức tại Delhi vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào và tính đến hiện tại, Ziebat vẫn phải tiếp tục sống tại sân bay mà không biết khi nào sẽ được trở về.