Theo nhiều người dân miền Tây, bông ô môi rực rỡ nhất những ngày đầu hè nắng vàng tươi. Tên gọi ô môi có người bảo rằng: “ô” là đen, “môi” là miệng, liên tưởng hình ảnh khi ăn trái ô môi thì môi người chuyển sang màu đen thẫm. Có người cũng giải thích vì trái ô môi dài, bên trong có cấu tạo thành nhiều ô, mỗi ô là một miếng môi cơm (phần thịt của trái), nên gọi là ô môi.
Mùa bông ô môi, trái ô môi, cây ô môi… là những hình ảnh rất thân thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân đồng bằng sông nước. Cây ô môi trưa hè nơi bến sông yên ả, những cánh hoa theo gió bay bay dập dềnh trên sóng nước. Trái ô môi là món quà quê dân dã của người dân quê, hễ ăn là nhớ hoài hoài…
Ngày nay, cùng với việc phát triển các vườn cây ăn trái đặc sản hiệu quả cao, cây ô môi đã không còn được trồng hay giữ lại trong vườn, ngoài đồng ruộng. Nên khi tình cờ gặp những cây bông ô môi rực rỡ giữa đồng xanh, chúng tôi đã bị “say nắng” loài hoa rực rỡ này.
Hãy cùng chúng tôi xuyên qua Đồng Tháp Mười, cùng bông ô môi gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp.
Bông ô môi in sắc trên nền trời sáng sớm, khi mặt trăng còn lơ lửng.
Trên những con đường nông thôn từ Tiền Giang, Đồng Tháp qua Long An, những cây ô môi duyên dáng níu bước chân lữ khách.
Trên những con đường nông thôn từ Tiền Giang, Đồng Tháp qua Long An, những cây ô môi duyên dáng níu bước chân lữ khách.
Trên những con đường nông thôn từ Tiền Giang, Đồng Tháp qua Long An, những cây ô môi duyên dáng níu bước chân lữ khách.
Trên những con đường nông thôn từ Tiền Giang, Đồng Tháp qua Long An, những cây ô môi duyên dáng níu bước chân lữ khách.
Còn đây một bến sông quê thanh bình, vô cùng lãng mạn.
Bông ô môi rụng đầy trên sông.
Không “say nắng” với sắc ô môi này mới lạ!