Xem Video: Bộ GTVT công bố tiêu chí xếp, phân loại cảng đường thủy
//
Cục Hàng hải Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng cải tạo, (Quảng Ninh).
Dự án sẽ xây dựng mới vũng quay tàu trước có đường kính 450m, cao độ đáy nạo vét -10m hệ hải đồ nhằm tạo ra vũng nước đủ đảm bảo an toàn cho các tàu tổng hợp đến 50.000DWT (tương đương 4.000 TEU) ra vào khu bến Cái Lân.
Bên cạnh đó, dự án còn thiết lập, nối dài tuyến luồng hàng hải Hòn Gai-Cái Lân (đoạn từ bến số 1 cảng Cái Lân về phía thượng lưu đến nhà máy đóng tàu Hạ Long) với chiều dài 2,7km cho tàu 10.000DWT và tàu đóng mới 70.000DWT.
Theo tính toán sơ bộ của đơn vị tư vấn, khối lượng nạo vét tại hạng mục vũng quay tàu cảng Cái Lân là khoảng 1,35 triệu m3; đoạn luồng nối dài khoảng 559.000m3.
Toàn bộ chất thải nạo vét được vận chuyển đi đổ ngoài khơi tại phía Đông Nam quần đảo Long Châu, cự ly vận chuyển khoảng 52-55km.
Tổng mức đầu tư dự án là 500 tỷ đồng; trong đó chi phí xây dựng là 392 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, luồng hàng hải Hòn Gai-Cái Lân (từ phao số 0 đến bến số 1 cảng Cái Lân) là một trong những tuyến luồng hàng hải quan trọng của cả nước, có chiều dài 31,8km, phục vụ tàu thuyền ra, vào cảng biển khu vực Cái Lân và khu chuyển tải Hạ Long.
Hiện nay, quy mô luồng còn hạn chế, thường xuyên bị sa bồi và chỉ đáp ứng cho cỡ tàu có trọng tải 40.000DWT đầy tải và tải trọng lớn hơn phải giảm tải cũng như tận dụng thủy triều.
Trong khi đó, các cầu bến số 5, 6, 7 cảng Cái Lân với chiều dài 680m được đầu tư xây dựng năm 2004 có khả năng tiếp nhận tàu 40.000DWT đầy tải và tàu 75.000DWT giảm tải.
Cầu bến số 2, 3, 4 cảng Cái Lân có tổng chiều dài 594m của Công ty TNHH cảng container quốc tế Cái Lân được đưa vào khai thác năm 2012, được thiết kế đủ điều kiện tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 50.000DWT và tàu 75.000DWT giảm tải