Iran tiến hành bầu cử Quốc hội trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Mỹ
Ngày 21/2, gần 58 triệu cử tri Iran tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khóa 11, một sự kiện quan trọng vốn có ảnh hưởng tới cả đời sống chính trị và đời sống xã hội tại quốc gia Hồi giáo này, tin từ Aljazeera.
Tuy nhiên, so với những lần bầu cử trước, cuộc bầu cử lần này đặc biệt quan trọng, khi nó được xem là có ảnh hưởng mang tính quyết định với chính sách đối ngoại của Tehran, nhất là trong quan hệ với Mỹ-phương Tây.
Trong bối cảnh Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt Iran cùng những chuyển động trái chiều trong đời sống xã hội Iran thời gian qua, cuộc tổng tuyển cử lần 11 này đã được xem là cơ hội cho Mỹ bước chân vào Iran sau 40 năm phải "chầu rìa".
Sau khi Cách mạng Hồi giáo thành công, đời sống chính trị Iran có thay đổi rất lớn, trong đó đặc biệt là thể chế chính trị luôn đảm bảo quyền lực của Lãnh tụ tinh thần tối cao. Quyền lực nhà nước bị chi phối mạnh mẽ bởi định chế siêu quyền lực này.
Hơn 3 thập kỷ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo, trong khi tình hình chính trị trên thế giới có nhiều đổi thay, thể chế chính trị tại Iran vẫn giữ nguyên mô hình quyền lực đảm bảo sự chi phối gần như tuyệt đối của giáo luật đối với Pháp Luật.
Sự bó chặt và có phần khiên cưỡng ấy đã làm cho thể chế chính trị tại Iran có những bất hợp lý và lệch pha với sự phát triển của xã hội Iran. Từ mâu thuẫn nội tại đó đã làm phát xuất nhiều xu hướng cải cách ở Iran.
Xu hướng đổi mới ở Iran được sự cổ vũ và hưởng ứng của giới trẻ Iran, vốn ít bị tác động bởi cuộc Cách mạng Hồi giáo, từ đó hình thành nên hai lực lượng chi phối đời sống chính trị Iran: phe bảo thủ cứng rắn và phe cải cách ôn hoà.
Cuộc bầu cử Quốc hội Iran lần thứ 10 được tổ chức vào tháng 2/2016, được xem là cuộc so găng giữa phe cải cách và phe bảo thủ. Kết quả là phe cải cách đã giành chiến thắng với 41% phiếu bầu, phe bảo thủ chỉ giành được 21% phiếu bầu.
Theo Hiến pháp Iran được soạn thảo sau cuộc Cách mạng Hồi giáo, Quốc hội Iran là cơ quan lập pháp quốc gia, có quyền soạn thảo và xem xét các dự luật, bỏ phiếu bất tín nhiệm bộ trưởng, luận tội tổng thống, thông qua dự thảo ngân sách.
Trong cơ cấu quyền lực, dù Quốc hội Iran không có ảnh hưởng tới Lãnh tụ tinh thần tối cao bằng các cơ quan có thực quyền khác, như Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran chẳng hạn, nhưng định chế này vẫn có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội Iran.
Và trong 4 năm qua, việc chiếm đa số ghế trong Quốc hội Iran đã giúp phe cải cách tạo ra một làn gió mới trong xã hội bị kìm nén bởi giá trị truyền thống mang nặng tính bảo thủ ở Iran trong gần 40 năm thời hậu Cách mạng Hồi giáo.
Sự chuyển mình trong đời sống chính trị và đời sống xã hội Iran đã giúp cho Mỹ có cơ hội bước chân vào Iran và Washington đã hiện thực hoá cơ hội bằng việc kích hoạt những chuyển động lệch pha, phôi thai cho những giá trị lệch chuẩn tại Iran.
Mỹ trả giá cho sai lầm của Trump khi "giúp Soleimani tử vì đạo"
Thứ nhất : Có thể thấy, chính quyền Barak Obama tham gia xây dựng Kế hoạch hành động chung toàn diện - Thoả thuật hạt nhân Iran - mà không có cơ chế giám sát chương trình kỹ thuật hạt nhân của Tehran, khiến cho Mỹ không thể "bẻ nanh" Iran.
Chính điều này khiến Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân lịch sử mà Nhóm P5+1 đã ký với Iran, đồng thới tái áp đặt trừng phạt kinh tế Iran. Đây được xem là sai lấm đầu tiên của Trump trong chính sách với Tehran.
Nó là hậu quả từ sai lầm của Trump, bát đầu bằng việc rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân Iran
Bởi trừng phạt kinh tế đã gây khó khăn cho cuộc sống của người dân Iran, khiến cho người dân Iran cảm thấy thất vọng với chương trình cách cách của phe ôn hoà, xem chương trình cải cách chỉ mang tính nửa vời, không thực tế.
Làn sóng biểu tình chống chính quyền được xem là sự trút giận của người dân Iran lên chính quyền Tổng thống ôn hoà Rouhani. Thế là trong cảm giác thất vọng, những giá trị Mỹ không còn được xem là cứu cánh giúp Iran phát triển và thịnh vượng.
Theo AP, chính sai lầm này khiến giới hoạch định chiến lược Mỹ đã dự đoán phần thắng cuộc bầu cử Quốc hội Iran năm nay sẽ nghiêng về phe bảo thủ cứng rắn, đẩy phe cải cách ôn hoà vào thế phải chống đỡ vô cùng khó khăn.
Với dự báo là sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội, phe cứng rắn được cho là đang thực hiện chiến lược kiểm soát toàn diện Iran, khi đã bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc bầu cử Tổng thống Iran vào năm 2021.
Thực tế này khiến cho việc Mỹ bước vào chân vào Iran đã trở nên khó khăn hơn và đặc biệt là Washington không thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế như công cụ để tạo vị thế cho mình trong ván cờ chính trị Iran.
Thứ hai : Việc Tổng thống Trump ra lệnh tấn công, tiêu diệt tướng Soleimani là sai lầm tiếp theo - và có thể được xem là sai lầm tệ hại nhất từ trước tới nay trong chính sách của Washington với Iran thời hậu Cách mạng Hồi giáo.
Nếu Trump rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân và tái áp đặt trừng phạt Iran khiến "độ thẩm thấu của yếu tố Mỹ" bị chậm lại vì hậu quả của nó khiến phe cải cách gặp bất lợi, thì Trump "giúp Soleimani tử vì đạo" còn khiến "yếu tố Mỹ mất độ thẩm thấu".
Bởi hậu quả từ việc "Trump giúp Soleimani tử vì đạo" khiến cho làn sóng "bài Mỹ" lan rộng trên khắp đất nước Iran, với hầu hết thành phần và lực lượng trong xã hội Iran, mà không còn phụ thuộc vào bảo thủ hay cải cách.
Có thể khẳng định việc "Trump giúp Soleimani tử vì đạo" đã tạo động lực cho sự đoàn kết toàn xã hội Iran, nó như một chất kết dính, lấp đi những khe kẽ vốn tạo ra sự mâu thuẫn trong xã hội Iran, khi truyền thống ngày càng lệch pha với thực tại.
Có thể đồng thuận chưa hẳn đã là xu hướng vận hành trong cả đời sống chính trị lẫn đời sống xã hội Iran hiện nay, nhưng "bài Mỹ-chống Washington" chắn chắn tạo ra sự thống nhất trong đời sống tinh thần tại Iran.
Và cộng hưởng bằng sai lầm khi giúp Soleimani tử vì đạo
Giới phân tích cho rằng chính quyền Trump đã xem nhẹ sự tác động bởi hiệu ứng từ việc "Soleimani tử vì đạo", dù đánh rất cao tầm quan trọng của vị tướng huyền thoại này lúc còn sống.
Hậu quả từ việc giết hại tướng Soleimani lớn hơn rất nhiều những gì có thể nhận diện và đánh giá ngay sau khi sự việc diễn ra. Và niềm hân hoan của Washington trước sự kiện này chỉ là hình thức tự sướng mà thôi.
Chính vì vậy, "giúp Soleimani tử vì đạo" được xem là nước cờ của Donald Trump làm hỏng cả ván cờ của Mỹ ở Trung Đông, mà điều đó thể hiện trước nhất chính là làm "mất độ thẩm thấu của yếu tố Mỹ" trong đời sống chính trị-xã hội Iran.
Thực tế đó khiến cho cuộc bầu cử Quốc hội Iran lần thứ 11 chỉ còn là sự kiện chính trị chứng tỏ sai lầm của Trump khi "giúp Soleimani tử vì đạo", chứ không còn là cơ hội giúp cho Mỹ bước vào Iran, 4 thập kỷ sau của cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran.