
Tất nhiên, nếu được chọn lựa – không ai tình nguyện dấn thân vào đó, nhưng vì mưu sinh, vì gia đình, nhiều người vẫn chấp nhận để có thêm miếng cơm qua ngày. Tương tự, ông Idris cũng rơi vào hoàn cảnh như thế.
Mình ông, phải nuôi 4 đứa trẻ ăn học nên người. Sợ các con mặc cảm, xấu hổ trước bạn bè, ông nói dối mình là công nhân. "Tôi chưa bao giờ dám để cho con biết mình đang làm nghề gì bởi tôi không muốn chúng phải xấu hổ về bố. Khi cô con gái út hỏi bố làm gì, tôi ngập ngừng trả lời rằng tôi là một công nhân.
Tôi muốn các con có thể ngẩng cao đầu trước mọi người, để con không bị người khác coi thường như họ vẫn làm với tôi. Cả đời mình, tôi chưa từng nghĩ đến việc mua một chiếc áo mới. Tất cả số tiền kiếm được tôi để dành cho các con mua sách vở học hành. SỰ TÔN TRỌNG, đó là tất cả những gì mà tôi muốn các con có được.’’
Để các con không nghi ngờ, mỗi ngày trước khi đi làm về, ông đều vào nhà tắm công cộng tắm rửa sạch sẽ để xua đi mùi hôi thối sau khi “ngụp lặn” dưới ống cống. Công việc rất vất vả nhưng số tiền ông kiếm được cũng chỉ đủ để các con mua sách vở. Từ trước tới nay, ông cũng chẳng dám mua cho mình một chiếc áo mới.
Chân dung của ôngIdris được nhiếp ảnh gia chụp lại (Ảnh: Facebook)
Nhưng dù nỗ lực bao nhiêu, khó khăn là điều khó tránh khỏi. Trước ngày nhập học của con gái út, ông cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, đau đớn và không thể giấu được những giọt nước mắt buồn tủi vì không lo nổi học phí cho con.
Biết chuyện, những người đồng nghiệp của ông Idris đã đưa toàn bộ số tiền công mà họ vất vả kiếm được cho ông. Họ nói: “Chúng tôi có thể nhịn đói ngày hôm nay nhưng con gái của anh phải được đến trường”.
Xem Video: Con trai tâm thần nhặt ve chai, bổ củi thuê nuôi mẹ già
//
Hôm ấy, ông Idris trở về nhà nhưng không tắm rửa như mọi hôm, ông quyết định nói cho các con biết sự thật. Khi nghe xong, 4 đứa con òa khóc ôm chặt người cha đang lấm lem bùn đất.
Biết bố đã phải hi sinh như thế nào khi một mình gánh trên vai biết bao tủi nhục, các con ông không muốn bố phải vất vả thêm nữa.
Con gái út ông Idris vẫn còn đi học nhưng đã xin đi làm thêm còn các chị lớn sẽ kiếm tiền lo học phí cho em để đỡ đần bố.
Hình minh họa (Ảnh: The Sun)
Có ai đó đã từng nói, nghề nào cũng được, miễn lao động chân chính thì đều đáng quý như nhau. Ví như một thành phố lớn, nếu chỉ toàn kỹ sư, bác sỹ, luật sư và các doanh nghiệp,nhưng lại thiếu đi những người công nhân hàng đêm quét rác trên đường phố, thì thành phố này sẽ toàn là rác rưởi.
Không có người rút hầm cầu, dọn cống thì không khí nơi ta sống thật sự hôi hám và bốc mùi biết bao. Đó đều là công việc có thể không sạch sẽ theo nghĩa đen, nhưng lại trong sạch ở sự thiện lương và cống hiến.
Như ông Idis, một mình mang gánh nặng trên vai, phải nuôi các con học thành tài nhưng chưa hề than vãn, trách phận. Thậm chí thay vì lo lắng cho mình, ông lại suy nghĩ đến cảm xúc của gia đình nhiều hơn.
Ở ông, ngoài nghị lực sống, đó còn là sự tinh tế và thấu hiểu đến vô bờ. Đàn ông như thế, thật hiếm có trên cõi đời này. Bởi xã hội ngoài kia, biết bao người phụ bạc vợ con, chỉ nghĩ đến chén cơm cho riêng mình, nào ai đủ tình cảm, tỉ mỉ để bao dung và và nghĩ suy cho người khác.
Hình minh họa (Ảnh: Baomoi.com)
Và rồi, đằng sau câu chuyện về người cha dọn cống, còn là bài học về tình người đáng nghĩ suy. Cùng là phận làm công ăn lương, nhưng những đồng đội của ông vẫn hy sinh chút tài sản nhỏ để giúp con gái ông được tiếp tục đến trường.
Nghĩa là – trong ngày hôm ấy, có thể họ phải nhịn đói, gia đình họ cũng không có cái ăn – nhưng họ vẫn đồng lòng chung tay để ‘cứu’ ông Idris. Không hiểu tại sao, chính cái khoảnh khắc này lại khiến nhiều trái tim như vỡ vụn vì quá xúc động.
Những người dọn cống, vốn được xã hội mặc định là tầng lớp nghèo và thấp. Mà nghèo thường bị gọi là hèn, thấp đi với kém nhưng nếu nghĩ suy như vậy thì ấu trĩ quá rồi.
Nhân cách họ còn cao hơn những kẻ đồi trên đống vàng mà chỉ biết hống hách và coi trời bằng vung, tâm hồn của họ còn sáng hơn những người miệng thì suốt ngày đòi tích đức nhưng sau lưng đâm chọc không chừa một ai.
Có lẽ, vì là những người cùng khổ, họ thấu hiểu và sẻ chia nỗi đau cùng nhau. Ai trong đời cũng cần được giúp đỡ và hỗ trợ. Nhưng bạn có thể cho đi dù bạn không giàu có gì, quan trọng là tâm hồn phải thật rộng mở, không tính toán chi li.
Hình minh họa (Ảnh: Daily Mail)
Cuối cùng, hạnh phúc nhất là dù trong nghèo khó, những người đàn ông, những người đang làm cha mẹ, vẫn ý thức được việc cho con cái học hành. Khổ cỡ nào cũng không nản chí, bởi chỉ có kiến thức mới thay đổi được vận mệnh và tương lai.
Giờ đây, sau câu chuyện cảm động ấy, ông Idris vẫn tiếp tục công việc của mình. Cô con gái út cũng thường xuyên đưa ông Idris đi làm và mang đồ ăn cho đồng nghiệp của bố.
Khi được hỏi tại sao lại làm vậy, cô trả lời: “Các bác đã phải nhịn đói vì con ngày hôm đó để con có thể là con của ngày hôm nay. Vì vậy, con luôn cảm thấy biết ơn khi được mang cơm tới cho mọi người“.
Ông Idris cũng chia sẻ bây, giờ ông không thấy mình là một người nghèo hèn thấp kém nữa bởi với những đứa con hiếu thảo và ngoan ngoãn như thế, ông đã quá giàu rồi.