BSCK I Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa phẫu thuật Tạo hình hàm mặt, BV Việt Nam - Cu Ba, cơ chế gây ung thư khoang miệng (lưỡi, lợi, niêm mạc má, sàn miệng, môi...) chưa rõ ràng tuy nhiên theo thống kê của các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 75% các trường hợp ung thư khoang miệng có liên quan đến hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc), kế đó là các trường hợp sử dụng quá nhiều rượu bia.
Ngoài ra những người hay ăn trầu, bị tổn thương mãn tính, người có tiền sử gia đình bị ung thư... cũng có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn những người khác. Đây là loại ung thư mắc nhiều hơn ở nam giới, tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn.
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và cho tiên lượng điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư khoang miệng ở Việt Nam đến BV khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả.
Ở giai đoạn muộn, tổn thương trong miệng có thể lan rộng gây những cơn đau kéo dài, mất chức năng của miệng như ăn uống, nói chuyện, bị biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật cắt u, thậm chí tử vong.
viêm loét miệng: Hầu hết vết loét miệng sẽ là các vết viêm lành tính như đau miệng hoặc áp xe do virus gây ra và thường tự biến mất sau 10 ngày. Tuy nhiên, theo TS Brian Burkey, chuyên gia ung thư đầu và cổ của Phòng khám Cleveland (Mỹ), vết loét kéo dài khoảng 2 tuần trở lên có thể là dấu hiệu đáng lo ngại của ung thư khoang miệng hoặc ung thư vòm họng. Tiến sĩ Burkey cho biết hầu hết vết loét áp xe đều khá mỏng và mềm, trong khi các khối u dày và cứng hơn. Thêm vào đó, vết loét hiếm khi chảy máu, nhưng khối u chảy máu thường xuyên.
Hôi miệng: Theo Reader’s Digest, khi một khối u ung thư miệng bị vỡ ra và hình thành vết loét, vi khuẩn có thể lây nhiễm vào vết loét. Điều này gây ra mùi hôi thối, không giống như hơi thở buổi sáng thông thường của bạn sẽ biến mất khi bạn đánh răng. Ngoài ra, hơi thở hôi kèm theo đau trong miệng, khó nuốt cũng là dấu hiệu đáng báo động của bệnh ung thư miệng.
Đau tai: nhiễm trùng tai không phổ biến đối với người lớn và chúng thường ảnh hưởng đến cả hai bên. Nếu bạn bị đau dai dẳng chỉ ở một bên tai, hãy đi khám bác sĩ. Ngay cả khi nguyên nhân không phải do ung thư miệng, bác sĩ cũng có thể cần điều trị đau tai là do bơi lội hoặc nhiễm trùng tai.
Sụt cân đột ngột: Khi bị đau lưỡi hay đau miệng do ung thư miệng, bạn thường khó nhai và nuốt đau. Điều đó khiến bạn mất cảm giác ăn ngon, từ đó sẽ ăn ít hơn để tránh cơn đau và cân nặng của bạn cũng tự động giảm đi. Sụt cân đột ngột cũng có thể là do một khối u đã lan đến gan hoặc các khu vực khác. Khi ung thư tiến triển và bắt đầu sử dụng nhiều calo hơn, bạn sẽ thấy giảm cân ngay cả khi không thay đổi thói quen ăn uống.
Tê miệng: Nếu một khối u ung thư miệng đủ lớn để làm tổn thương dây thần kinh trong miệng, bạn có thể nhận thấy miệng mình bị tê ở một khu vực nào đó. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều hơn một tuần mà không giảm, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác.
Răng lung lay: Một khối u trên nướu có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, khiến một hoặc hai răng gần đó bị lung lay. Nếu bạn thấy rụng một hoặc nhiều chiếc răng không rõ nguyên nhân, lỗ chân răng hở, khó liền, đó cũng là dấu hiệu đáng báo động của bệnh ung thư miệng.
Khàn tiếng: Nếu bạn đột nhiên bị khàn giọng, khó nói chuyện trong 2 tuần trở lên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư miệng khiến việc sử dụng lưỡi khó khăn. Một số người có thể gặp phải sự thay đổi như mất giọng, không thể nói to được.
Đau hàm: ung thư miệng có thể làm tổn thương hàm khi bạn mở miệng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau không thuyên giảm trong vòng hai tuần.
Nổi cục u ở cổ: Các cục u xuất hiện ở cổ không rõ nguyên nhân cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Đặc biệt, nếu cục u không biến mất và gây ra cảm giác khó chịu ở cổ họng, bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.