Tin liên quan
Ngoài 80 tuổi, đôi vợ chồng già người xứ Truồi Trần Đình Hàng và Hồ Thị Tám vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm về vị Đại tướng giản dị. Ngày đó, khi đất nước được giải phóng, Đại tướng Lê Đức Anh nhiều lần về thăm quê nhà và bà con hàng xóm. Lần nào cũng vậy, trong ánh mắt và tình cảm của những người dân xứ Truồi, cũng như người dân TT-Huế, Đại tướng Lê Đức Anh là người gần gũi, dễ mến và hay chuyện trò, quan tâm hỏi thăm về cuộc sống và công việc của bà con nơi quê hương bản quán.
“Vợ chồng chúng tôi may mắn được trò chuyện với Đại tướng, và luôn xúc động khi nhớ về những kỷ niệm đó. Nay Đại tướng không còn nữa, chúng tôi thấy mất mát này quá lớn”, ông Hàng chia sẻ.
Xem Video: Đoàn xe đưa Đại tướng Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng
//
Sự giản dị của Đại tướng Lê Đức Anh qua những lần về thăm quê, những lần trò chuyện mộc mạc với bà con xóm làng quê hương bản quán làm nhiều người sau bao nhiều năm vẫn không thể nào quên. “ Tôi vẫn không thể quên mỗi lần về thăm quê, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Đại tướng bao giờ cũng dùng bữa cơm giản dị với bà con và họ hàng rồi mới đi”- ông Lê Chương, 70 tuổi, một người dân Lộc An là cháu của Đại tướng kể.
Nhắc đến anh ruột mình là Đại tướng Lê Đức Anh, bà Lê Thị Xoan nhớ như in từ hồi nhỏ, Đại tướng rất thích những món dân dã của quê hương, đặc biệt là món chao Huế (làm từ đậu phụ lên men có mùi nặng đặc trưng). Về sau, biết Đại tướng vẫn rất thích món này nên bà vẫn định kỳ làm quà gửi đi. Bà chỉ chịu ngừng lại công việc làm quà biếu anh trai khi đôi mắt đã mờ không còn thấy rõ mọi thứ. Bà còn kể những kỷ niệm, tình cảm về người anh yêu quý.
“Vì công việc, nên anh ít về quê, khiến ai cũng mong. Mỗi lần về, người thân và hàng xóm ai cũng muốn gặp, bởi tính cách gần gũi của anh khiến ai cũng thích, cũng mến. Giờ này, anh tôi đã ra đi, để lại những tiếc thương vô hạn và là niềm tự hào cho gia đình, người thân”, bà Lê Thị Xoan ngậm ngùi.
Xem Video: Nguyên chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh đã về nơi an nghỉ cuối cùng
//