Nhưng thật ngạc nhiên, phần lớn công chúng Anh lại chấp thuận mối quan hệ của Công chúa Margaret với Đội trưởng "thường dân" Townshend. Điều này đã tạo ra rạn nứt giữa công chúng với Hoàng gia và Chính phủ Anh.
Căng thẳng với Nữ hoàng
Chị gái Margaret, Nữ hoàng mới lên ngôi Elizabeth Đệ nhị, bị mắc kẹt trong một tình thế khó xử. Là người đứng đầu Giáo hội Anh, Nữ hoàng Elizabeth được yêu cầu không cho phép Margaret kết hôn với lý do cuộc hôn nhân này hoàn toàn không môn đăng hộ đối.
Nhưng Nữ hoàng lại muốn giúp em gái, muốn Margaret hạnh phúc, vì vậy bà đã cố gắng dung hòa giữa truyền thống tôn giáo và hoàng gia.
Sự căng thẳng giữa Công chúa Margaret và Nữ hoàng Elizabeth là điểm trung tâm trong phần đầu tiên của serie phim truyền hình "The Crown" (Vương miện) do Netflix sản xuất. Trong phim, Nữ hoàng Anh rơi vào một cuộc chiến tinh thần giữa nghĩa vụ của bà với ngôi báu và tình nghĩa chị em. Sau khi tin tức bùng nổ về mối tình lãng mạn của Margaret, một cố vấn cho Nữ hoàng đề nghị bà điều Townshend ra nước ngoài để tránh bê bối yêu công chúa. Nữ hoàng đã cử Townshend tháp tùng bà và Hoàng tử Philip trong chuyến công du Khối thịnh vượng chung.
Trên thực tế, Townshend không bao giờ đi cùng Nữ hoàng trong chuyến công du đó. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã sắp xếp để Townshend tới Brussels (Bỉ), nơi anh sẽ đợi 2 năm cho đến khi Margaret tròn 25 tuổi – độ tuổi mà Công chúa có thể kết hôn mà không cần sự chấp thuận trực tiếp của Nữ hoàng.
Khi Công chúa Margaret tròn 25 tuổi vào năm 1955, cô và Townshend đã tái hợp và được tự do kết hôn. Nhưng để xoa dịu Nghị viện và những người coi trọng truyền thống, Công chúa Margaret sẽ phải từ bỏ tước hiệu Hoàng gia và các trợ cấp, rời khỏi đất nước tối thiểu 5 năm để đổi lấy cuộc hôn nhân.
Trong bộ phim The Crown, Nữ hoàng Elizabeth tuyên bố với Margaret rằng bà sẽ không cho phép cô kết hôn với Townshend và rằng cô sẽ bị loại khỏi Hoàng gia nếu cố tình làm vậy.
Quyết định mà Công chúa Margaret cuối cùng đã đưa ra là giống nhau, cả trong thực tế lẫn trong loạt phim giả tưởng về cuộc đời cô.
Margaret đã chọn không kết hôn với Peter Townshend vì những sức ép nghĩa vụ Hoàng gia và sự tôn trọng đối với Giáo hội Anh.
Trong cuốn tự truyện năm 1978, "Thời gian và Cơ hội", Townshend ngậm ngùi rằng ông không đủ khiến Margaret đánh đổi uy tín của mình với tư cách một thành viên hoàng tộc. "Cô ấy chỉ có thể kết hôn với tôi nếu cô ấy sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, địa vị, uy tín và cả bí mật của cô ấy", ông Town Townshend viết.
Dù nguyên nhân thực sự là gì, trong mắt công chúng, Công chúa Margaret đã trở thành nạn nhân của những luật lệ lỗi thời dưới chế độ quân chủ Anh.
Công chúa Margaret chào đón The Beatles. 1964.
Đường tình duyên trắc trở
Sau khi cuộc hôn nhân bị từ chối, Townshend trở về Brussels để bắt đầu một cuộc sống mới. Mặc dù quyết định cuối cùng là do Margaret đưa ra, nỗi đau mất tình yêu đầu rõ ràng đã ảnh hưởng đến cô một cách sâu sắc nhất.
Đối mặt với áp lực xã hội trong việc tìm chồng, công chúa Margaret quyết định đính hôn với Billy Wallace - một người bạn của gia đình mà cô quen biết nhiều năm. Địa vị của Wallace cũng được coi là phù hợp với một công chúa. Chỉ hơn 1 năm sau khi tuyên bố chia tay với Townsend, Margaret và Wallace đã chuẩn bị để công khai lễ đính hôn của họ.
Tuy nhiên, Wallace tự tin rằng lễ đính hôn đã được định sẵn, với kỳ nghỉ ở Bahamas, nơi anh từng có một cuộc tình ngắn ngủi. Anh kể lại với Margaret về những gì đã xảy ra, và thật ngạc nhiên, cô lập tức hủy hôn.
Sau những chuyện đau lòng, Margaret uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá nhiều và chẳng buồn che giấu tất cả những điều đó trước mắt công chúng.
Công chúa Margaret và chồng, nhiếp ảnh gia Antony Armstrong-Jones, tại Cung điện Buckingham ở London trong ngày cưới.
Cô cũng được biết đến với những thói quen ngông cuồng. Công chúa bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng trên giường kèm theo một chai vodka. Tinh thần nổi loạn đó đã đưa cô vào vòng tay của Antony Tony Armstrong-Jones, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng phóng túng, người sau này trở thành người chồng đầu tiên và duy nhất của cô.
Lễ đính hôn của họ chính thức được công bố trước công chúng vào tháng 2/1960 sau khi Nữ hoàng sinh người con thứ ba, Hoàng tử Andrew. Vào ngày 6/5/1960, Công chúa Margaret và Armstrong-Jones trở thành vợ chồng tại Tu viện Westminster, trong đám cưới hoàng gia được truyền hình đầu tiên trong lịch sử. Đám cưới xa hoa này tiêu tốn hơn 113.000 USD thời đó.
Tuần trăng mật của họ là sáu tuần trên du thuyền Hoàng gia Britannia tới Caribbean. Năm 1961, Armstrong-Jones trở thành Bá tước Snowdon và cặp vợ chồng chuyển đến sống trong Cung điện Kensington. Không lâu sau đám cưới, con trai đầu lòng của họ David chào đời và ba năm sau là cô con gái Sarah.
Công chúa và Bá tước Snowdon có lẽ là cặp vợ chồng nổi tiếng nhất ở London. Họ tham dự các sự kiện xã hội danh giá và rất thích sự nổi tiếng. Nhưng cả hai cũng trải qua một cuộc hôn nhân đầy sóng gió. Armstrong-Jones dính vào quan hệ tình ái với nhiều phụ nữ khác, trong đó các nữ diễn viên Jacqui Chan và Gina Ward, còn Margaret được cho là có mối quan hệ tình cảm với cha đỡ đầu của con gái cô là Anthony Barton và những người nổi tiếng như Mick Jagger và Peter Sellers. Tin đồn về chuyện ngoại tình của họ lan nhanh như cháy rừng.
Nhưng phải đến khi mối quan hệ của Công chúa với Roddy Llewellyn vỡ lở thì cuộc hôn nhân mới chính thức không còn lối thoát. Llewellyn trẻ hơn Margaret 17 tuổi. Họ gặp nhau vào năm 1973 và năm sau, Công chúa mời Llewellyn đến nhà nghỉ của mình trên hòn đảo nhiệt đới Mustique.
Năm 1976, một bức ảnh thân mật giữa Margaret và Llewellyn được tung lên trang nhất tờ News of the World, khiến công chúng nổi giận bởi sự chênh lệch tuổi tác quá đáng giữa hai người.
Sau đó, Công chúa và Bá tước công khai thừa nhận rằng cuộc hôn nhân của họ tan vỡ và tuyên bố chia tay. Vào ngày 11/7/1978, cuộc ly hôn được hoàn tất - kết thúc một chương nữa trong cuộc đời đầy kịch tính của Margaret. Đó là lần đầu tiên một thành viên Hoàng gia Anh ly dị kể từ thời Vua Henry VIII vào thế kỷ 16.
Ảnh: Royal.uk
Công chúa Margaret không bao giờ tái hôn nữa và phần đời còn lại của bà liên tiếp dính tới những rắc rối sức khỏe. Là một người nghiện thuốc lá từ năm 15 tuổi, năm 1985, Margaret phải phẫu thuật cắt bỏ lá phổi bên trái.
Bà bỏ thuốc là vào năm 1991 nhưng vẫn tiếp tục uống rượu nhiều. Năm 1993 bà mắc bệnh viêm phổi và trải qua một cơn đột quỵ nhẹ vào năm 1998. Cuối cùng Công chúa em gái Nữ hoàng Anh qua đời vào ngày 9/2/2001 sau một cơn đột quỵ.
Những di sản mà Margaret để lại thực sự mang ý nghĩa biểu tượng. Bà là một người con nổi loạn của Hoàng gia Anh, nhưng nếu không có những nỗ lực của bà, thế giới có thể không bao giờ chứng kiến những Kate Middleton và Meghan Markle kết hôn với thành viên Hoàng gia.