Hãy để cho con gái của bạn thấy rõ niềm vui của bạn khi được đi mua sắm cùng nó. Hãy khoe với chồng hoặc những người bạn của mình về những lời khen bất ngờ mà sếp dành cho bạn.
E-mail đến người bạn thân của mình và nói cho cô ấy bạn nhớ cuộc cắm trại năm ngoái như thế nào, trong đó có cả việc cả hai cùng nỗ lực dựng trại trước khi trời tối. Chia sẻ kí ức và những niềm vui với cả những người khác nữa, điều này giúp cảm xúc không phai mờ.
2. Nhấm nháp những kỉ niệm
Nhớ lại thật sinh động những sự kiện cụ thể và xác định những gì mang lại cho bạn niềm vui. Hãy đem sự bí mật, huyền bí vào trong những khoảnh khắc hạnh phúc của bạn. Chẳng hạn: Bạn yêu chiếc khăn màu đỏ của mình vì nó đem lại sự sang trọng, ấm cúng hay bởi nó gợi cho bạn nhớ lại một kỉ niệm nào đó thời ấu thơ, trong mối tình đầu?
3. Tự khen mình
Tự hào về một thành công/chiến thắng không phải làcách mà mọi người hay làm. Nếu bạn đã bỏra hàng năm trời trong phòng tập thể dục đểđạt được mục tiêu giảm cân, nay bạn đã có thể mặc vừa một chiếc quần jeans với kích cõ mà ngày xưa bạn từng mơ ước, hãy chia sẻ niềm vui này với người khác. Tự chúc mừng bản thân mình không phải lúc nào cũng dễ dàng với tất cả mọi người, vì nó thường bị nhầm là tự mãn, tự đề cao bản thân. Tuy nhiên đừng lo lắng: Bạn hiểu nếu bạn biết cách vượt qua nó.
4. Điều chỉnh giác quan
Đây là một thủ thuật rất đơn giản nhưng lại đem lại niềm vui không ngờ. Đặt một thanh socola vào lưỡi, nhắm mắt lại và tưởng tượng ra vị mặn của biển. Nhắm mắt lại khi ngửi một bông sen và nghĩ về hương vị của đầm sen quê nhà. Nghe các cháu của bạn cười và hồi tưởng về tuổi thơ… Niềm vui nho nhỏ sẽ theo bạn cả một ngày.
5. Biết “nhìn xuống”
“Trông lên” làm cho chúng ta có cảm giác bị tước đoạt, “nhìn xuống” giúp ta nhân lên niềm vui. Chẳng hạn nghĩ về mức lương hiện tại khi so sánh với người đồng nghiệp, bạn sẽ có cảm giác sếp thật bất công. Nhưng nếu nhìn vào những người bạn chưa kiếm được việc làm hay những chị lao công, bạn sẽ thấy mình còn hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người. Đơn giản vậy thôi, nhưng đó là hạnh phúc.
6. Hưởng thụ
Có đôi lúc hưởng thụ chỉ đơn giản là hòa mình vào thời điểm hiện tại mà không cần tính toán thiệt hơn. Nghe một bản nhạc mình yêu thích trong một căn phòng tối và vặn hết cỡ volume, đắm chìm trong một cuốn tiểu thuyết mà bạn không thể dừng lại được, dành toàn bộ cuối tuần cho những sở thích của mình… Đó chính là tận hưởng, và đó là hạnh phúc.
7. Cởi mở
Nhìn mọi vật, sự việc dưới góc độ tích cực, lạc quan ngay cả khi sự việc không hẳn đã như thế, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy vui và hạnh phúc với những sự vật diễn ra xung quanh.
Hãy tỏ ra cởi mở với mọi thứ diễn ra quanh mình, cười to khi xem một bộ phim vui nhộn, Nhớ rằng, cách chắc chắn để tiêu diệt niềm vui chính là ngăn chặn nó.
8. Nắm bắt những khoảnh khắc có ý nghĩa
Những niềm vui thường qua đi rất nhanh mà ta không kịp tận hưởng. Bởi thời gian là thoảng qua, và để được hạnh phúc, hãy chớp lấy những khoảng khắc vui ngắn ngủi nhưng ý nghĩa.
9. Không trách cứ
Cũng đồng nghĩa với lòng bao dung. Khi bạn nhận được một thành công nho nhỏ, đừng suy nghĩ rồi trách cứ bản thân sao không cố gắng để đạt được thành tích cao hơn. Khi bạn làm sai một điều gì đó đừng cố dằn vặt bản thân, khi có ai đó làm điều không phải với bạn, đừng phàn nàn.
Cảm thông với chính mình và chia sẻ với mọi người xung quanh, thái độ bao dung luôn làm cho tâm hồn bạn thoải mái và thanh thản.
10. Nói cảm ơn nhiều hơn
Nuôi dưỡng lòng biết ơn là một văn hóa. Nói cảm ơn khi cần thiết là văn hóa ứng xử, và điều quan trọng là nó làm cho cả người nói lẫn người nghe hạnh phúc, ý thức hơn về điều mình đang làm. Vì thế, hãy nói cảm ơn trước bất cứ niềm vui nào người khác mang lại cho bạn, dù đó là lời mời đi đám cưới, cử chỉ nhường ghế cho bạn trên xe buýt...