OpSec Security, một công ty có trụ sở ở London cung cấp dịch vụ bảo vệ thương hiệu cho các hãng đã tiến hành khảo sát mặt hàng ĐTDĐ của những nhà sản xuất nổi tiếng thế giới như Nokia, RIM, Apple, HTC, Samsung và Motorola trong thời gian kéo dài suốt 2 tháng và đưa ra một danh sách nghi ngờ. Công ty này đã phát hiện 4 loại ĐTDĐ mới trước khi chúng được chính thức tung ra thị trường. Họ cho biết một cửa hàng đã bán mỗi tuần 1.000 chiếc, thấp hơn giá bán của chính hãng đến 65%.
Khi một nhà sản xuất tuyên bố đã bán hết một mặt hàng nào đó thì lập tức danh sách những cơ sở đáng ngờ tăng vọt, Ví dụ khi một loại mobile được bán hết thì hai tuần đầu sau đó có tới 5.000 địa chỉ được đưa lên mạng eBay, giá của nó bị tăng lên 30 đến 100%. OpSec không thể tiết lộ những thương hiệu đặc biệt hay một model mới do đã cam kết với các đối tác của họ.
Bằng con đường Trung Quốc
Bản điều tra đã phát hiện ra rằng danh sách đáng nghi ngờ nhất là từ những nhà bán lẻ ở Trung Quốc. Đa số các công xưởng làm hàng giả nằm ở Thâm Quyến, phía Bắc của Hongkong. Những nhà sản xuất hợp pháp đa số làm ra những iPod, iPhone and iPad mang nhãn hiệu của Apple nằm ngay bên cạnh các xưởng sản xuất đồ giả nhái hoàn toàn về hình thức bên ngoài các sản phẩm đó giống hệt (và rất có thể do “chính hãng” tuồn ra), song “ruột” thì chất lượng kém hơn nhiều. Hàng trăm xưởng sản xuất làm hàng giả với dưới 10 nhân công đã tạo ra một chợ đen ĐTDĐ gọi là shanzhai với giá rất rẻ, chỉ 20 đôla/máy.
Khi giá bán thấp “một cách quyến rũ” từ các nguồn khác nhau, thì rất có thể bạn đã mua phải hàng kém chất lượng, không sử dụng được, thậm chí có thể gặp nguy hiểm. Những thông tin về điện thoại bị nổ do pin dởm gây ra đã được xác nhận tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ...
Năm ngoái, Asurion, một nhà cung cấp ĐTDĐ thông qua một chưong trình bảo hành đã thu hồi 470.000 chiếc pin BlackBerry dởm đặt trong máy chính hiệu vì lý do cháy và nổ mà Ủy ban an toàn các sản phẩm tiêu dùng cấm sử dụng.
Làm thế nào biết được smartphone dởm
Trước khi mua, bạn xem các hướng dẫn trên Mock để biết những thương hiệu nào hay bị làm giả và các dấu hiệu nhận biết các điện thoại nói riêng và các sản phẩm điện tử nói chung. Đó là:
-Trông nó có thật mặt không? Quan sát kỹ màu sắc, các đặc điểm, kích thước có thể giúp bạn phát hiện điện thoại dởm. Thường màu sắc là dễ nhận biết được các sản phẩm đáng ngờ nhất. Trong lượng của các sản phẩm giả thường nhẹ hơn sản phẩm thực. Hãy xem kỹ những chữ in có sắc nét không, máy có đúng kích thước không vì những sai sót nhỏ này cũng giúp vào việc phát hiện.
- Model ấy có xác thực không ? Mobile dởm để khỏi rắc rối về mặt pháp lý có thể dựa vào một thương hiệu và ghi thêm ký hiệu của
một model, trong khi tên kèm số series là không hề tồn tại. Nhiều người dễ bị mua lầm vì chỉ biết tên tuổi của thương hiệu. Hãy kiểm tra các model mới của nhà phân phối chính thức. Nếu không thấy trong catalogue hay website của họ thì bạn đã gặp đồ dởm.
-Giá bán như vậy có hợp lý không? Các smartphone giả thường đánh vào tâm lý tiết kiệm tiền của người mua bên giá rẻ hơn nhiều, chỉ băng nửa hoặc 1/3 giá ngoài cửa hàng đại lý. Hàng giảm giá quá nhiều trong đợt khuyến mãi cũng có thể là hàng dởm.
- Bảo hành ra sao? Tất cả các nhà sản xuất smartphone đều có bảo hành, thay thế phụ tùng và phần mềm. Thời gian bảo hành là 1 năm. Những cửa hàng có thẩm quyền thường có thể gia hạn lâu hơn nữa. Khi mua smartphone, bạn có thể kiểm tra lại ở nơi bảo hành thì cũng là một cách xác định thật giả.
-Xem máy hoạt động ra sao? Bạn hãy theo dõi cẩn thận xem mobile của bạn hoạt động ra sao. Máy dởm thường chậm, không thực hiện đủ các chức năng như giới thiệu, hoặc bị trục trặc sau vài tuần sử dụng.
Để tự bảo vệ quyền lợi của mình và cả của những người tiêu dùng như mình, bạn phải giữ hoá đơn và các giấy tờ liên quan để có dẫn chứng khi khiếu nại cũng như báo cho chính hãng biết.
Cách phát hiện một ĐTDĐ dởm
Theo số liệu thống kê, thì trường các ĐTDĐ và các đồ điện tử “dởm” lên tới 100 tỷ đôla, đứng thứ hai sau ngành dược phẩm. Chúng không chỉ bán giấu diếm, trao tay hoặc những cửa hàng bán lẻ không đáng tin cậy, các đồ điện tử giả (tất nhiên cả ĐTDĐ) còn được bán công khai trên các mạng eBay, Craigslist, Facebook và Twitter.