Tin liên quan
Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên: Những lỗ hổng từ tiền lệ NamPhi, Ukraine và Libya
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 ở Singapore đã đạt được một thỏa thuận 4 điểm về vấn đề phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, cùng với cam kết bảo đảm an ninh cho Triều Tiên, từ phía Mỹ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia đã thẳng thắn chỉ ra rằng, những thành công nhỏ này không thể khỏa lấp những khó khăn rất lớn. Lấy ba tiền lệ về tiêu hủy vũ khí hạt nhân trước đây là Nam Phi, Ukraine và Libya để minh chứng, mặc dù đã thành công nhưng đều có nhiều lỗ hổng và tiềm tàng một con đường dẫn đến sự gia tăng hạt nhân.
Khi Nam Phi đưa ra quyết định xóa bỏ phân biệt chủng tộc để đổi lấy sự chấp nhận của cộng đồng quốc tế vào 28 năm trước, chính quyền Pretoria đã đồng ý từ bỏ sáu quả bom hạt nhân trong kho vũ khí của mình và tháo dỡ toàn bộ cơ sở hạ tầng chế tạo bom hạt nhân của mình.
Một số nhà máy có liên quan đến hạt nhân đã chuyển sang các sản phẩm khác. Nhưng một số thành viên trong nhóm hạt nhân Nam Phi đã ra đi và không chịu sự quản lý của bất cứ ai, ví dụ như Tiến sĩ hạt nhân Abdul Qadeer Khan (A.Q. Khan). Sau khi rời khỏi chương trình hạt nhân của Nam Phi, vị tiến sĩ này đã trở thành một “nhà truyền giáo hạt nhân tự do”.
Nhóm nghiên cứu của ông ta đã mang theo mình các thành phần chính và sơ đồ các chu trình trong của chương trình hạt nhân. Tiến sĩ A.Q. Khan sau này đã trở thành “cha đẻ” của quả bom hạt nhân đầu tiên của Pakistan và cũng rất có thể là ông đã bán cho Iran thiết kế đầu tiên để lắp ráp một quả bom hạt nhân và những quy trình để chế tạo nó.
Về phía Ukraine, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nước này đã đạt được thỏa thuận với Nga và Mỹ về việc giải trừ vũ khí hạt nhân mà Liên Xô đã đặt tại nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, đổi là lại sự bảo đảm an ninh của hai ông lớn này.
Chính quyền Kiev đã bàn giao cho Nga toàn bộ số lượng vũ khí hạt nhân mà họ đã “thừa kế” từ Liên Xô, bao gồm 1.800 đầu đạn hạt nhân chiến lược và chiến thuật, 172 tên lửa đạn đạo tầm xa và 42 máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 có khả năng ném bom hạt nhân và phóng tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân Kh-55 Raduga. Đổi lại, Washington và Moscow đã cấp hỗ trợ kinh tế và bảo đảm an ninh cho Kiev.
Tuy nhiên, chẳng có ai ngó ngàng gì đến giới nghiên cứu về tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân Ukraine và đã có những cán bộ, nhà khoa học và kỹ thuật viên người Ukraine kiếm tiền lớn về việc bán tên lửa và đầu đạn hạt nhân trên thị trường chợ đen cho những người mua sẵn sàng.
Rất có thể là nhiều công nghệ hạt nhân của Liên Xô cũ đã rơi vào tay Trung Quốc, Triều Tiên và cả Iran, để những nước này hoàn thiện công nghệ hạt nhân, tên lửa ICBM hoặc đạt được những bước ngoặt lớn trên con đường phát triển tên lửa hạt nhân.
Còn chương trình hạt nhân đầy tham vọng của Tripoli vẫn còn trong giai đoạn trứng nước vào năm 2004, khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi đồng ý bàn giao cả nguyên liệu và tài liệu về chương trình nghiên cứu, vì sợ rằng, sau khi Mỹ xâm lược Iraq, ông sẽ chịu chung số phận với Saddam Hussein.
Libya vẫn chưa đạt đến giai đoạn xây dựng bom. Họ mới có một số ít các cơ sở tiến hành làm giàu uranium và đang trong quá trình thử nghiệm trong việc phát triển các thành phần hạt nhân. Sau khi Qaddafi từ bỏ hạt nhân, một phi đội máy bay vận tải của Mỹ và Anh đủ để chuyên chở tất cả các thành phần và thiết bị cế tạo vũ khí hạt nhân từ Libya về Mỹ.
Thế nhưng sau này người ta mới được biết rằng, không phải mọi thành phần cuối cùng của chương trình hạt nhân của Libya thực sự đã được di chuyển khỏi đất nước này.
5 bước đi mang tính nguyên tắc, tránh những sai lầm quá khứ
Thỏa thuận phá hủy chương trình hạt nhân của Triều Tiên mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore ngày 12/6 vừa qua, cần phải rút được những kinh nghiệm từ các thiếu sót của ba trường hợp trước đây.
Do đó, tuyên bố của ông Kim về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ là vô nghĩa nếu hai bên không hoạch định được một bản đồ chi tiết về lộ trình “không thể đảo ngược” về vấn đề này và điểm mấu chốt sẽ nằm ở các cơ sở quân sự và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo giới phân tích, có tất cả năm bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu này:
Thứ nhất là: Triều Tiên phải công khai tất cả các vấn đề sau: Số lượng vật liệu hạt nhân; chi tiết chương trình nghiên cứu và những tành tựu đã đạt được của nó trong 66 năm qua, với chi tiết về các lĩnh vực hoạt động, cùng với các cá nhân và cơ sở liên quan.
Cho đến khi tất cả các tài liệu và dữ liệu này đến tay Hoa Kỳ hoặc cơ quan giám sát quốc tế, toàn bộ nỗ lực hạt nhân của Triều Tiên và nhân viên và cơ sở liên quan đến quá khứ và hiện tại không thể được đánh giá là đúng hay không.
Khía cạnh thiết yếu của điểm thứ nhất này còn có giá trị ở diểm, nó sẽ xác nhận rằng Triều Tiên có liên quan gì đến chương trình hạt nhân Iran hay không và xác thực sự đúng đắn những vấn đề về kho lưu trữ nguyên tử Iran được Israel công khai vừa qua.
Thứ hai là: Việc chuyển giao dữ liệu phải bao gồm danh sách các nhà máy, tổ chức nghiên cứu và nhân lực khoa học kỹ thuật được sử dụng trong chương trình hạt nhân, cũng như các công ty cung cấp vật liệu trong những năm qua. Điều này sẽ giúp việc giám sát được toàn diện hơn, ngăn chặn nguồn cung cấp vật liệu, công nghệ và các thiết bị có liên quan đến tên lửa đạn đạn và công nghệ hạt nhân có thể lọt vào tay Triều Tiên một lần nữa hoặc được cung cấp cho các nước kacs.
Thứ ba là: Ít nhất là một nghìn chuyên gia sẽ được huy động để làm công tác thanh tra hạt nhân đặc biệt. Họ sẽ phải làm việc chặt chẽ với các nhà quản lý và nhân viên khoa học của Triều Tiên để xác định rằng, việc hủy bỏ chương trình hạt nhân là triệt để, được xác minh đầy đủ và không thể đảo ngược bởi Triều Tiên hoặc bất kỳ bên nào khác.
Thứ tư là: Vì phạm vi của các dự án tên lửa đạn đạo liên lục địa và hạt nhân của Triều Tiên là rất lớn, nên sẽ không thể dưa ra khỏi Triều Tiên bằng con đường vận chuyển hàng không hoặc đường biển như đợt vận chuyển vũ khí hóa học ra khỏi lãnh thổ Syria năm 2013-2014. Do đó, sẽ có một số hạng mục phá hủy sẽ được tiến hành trên đất Triều Tiên, một hoạt động cần một loạt các chuyên gia và biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
Thứ năm là: Các lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên để sản xuất plutoni và các nhà máy làm giàu urani cấp độ vũ khí cũng phải được liệt kê để phá dỡ. sau này các chương trình hạt nhân dân dụng như điện hạt nhân của Triều Tiên sẽ được nước ngoài giúp đỡ với sự giám sát của các tổ chức quốc tế.
Nếu không có vũ khí hạt nhân, sức mạnh quân sự Triều Tiên không được đánh giá cao
Những hậu quả xảy ra từ 3 tiền lệ của Nam Phi, Ukraine và Libya có thể là một bài học về những gì sai lầm có thể gặp phải trong trường hợp của Triều Tiên. Đây cũng có thể là lí do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump cương quyết rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (Iran nuclear deal) hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) và sau đó ra điều kiện là Tehran phải “Giao nộp toàn bộ nguyên liệu hạt nhân; công khai chương trình hạt nhân quân sự; công khai danh sách các cơ sở và cá nhân tham gia cương trình hạt nhân, tên lửa và phải cho phép các tổ chức quốc tế thanh sát bất cứ cơ sở đáng nghi ngờ nào”.
Do đó, tầm quan trọng sống còn của năm bước đi được liệt kê ở trên như là những hạng mục quan trọng nhất phải làm, tiếp theo thỏa thuận đã đạt được bởi hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un ở Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 vừa qua.
Nếu không thực hiện được những bước đi này, quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên sẽ không thể đạt được về thực chất. Các bước đi này nếu suôn sẻ cũng có thể mất đến vài năm mới hoàn thành, sau đó mới đến vấn đề phát triển kinh tế Triều Tiên và thống nhất đất nước.
Nhưng vấn đề quan trọng là ông Kim Jong-un có thực sự cam tâm từ bỏ hạt nhân hay không, bởi nếu mất đi vũ khí tối thượng này, Bình Nhưỡng sẽ vô cùng yếu ớt về tiềm lực vũ khí thông thường và có thể bại trận trước bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào.
Và cũng chính cái chết của nhà lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi sau khi từ bỏ chương trình hạt nhân và giao nộp nguyên liệu hạt nhân cho Mỹ chính là một rảo cản khiến ông Kim Jong-un không cấp nhận việc từ bỏ “bảo kiếm sắc bén” hay “cái ô bảo vệ đất nước” này.