Tin liên quan
Sau chuyến thăm 3 ngày của ông Macron tới Mỹ, bà Merkel đến Washington để cố gắng tìm cách thỏa hiệp với Trump về một loạt các vấn đề gây chia rẽ, như thỏa thuận hạt nhân của Iran, viễn cảnh thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm kim loại châu Âu, chi tiêu quân sự của Berlin,...
Hóa giải căng thẳng thương mại Mỹ-EU
Bà Merkel tới thăm Mỹ với hy vọng ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên minh châu Âu (EU). Nhiều chuyên gia cho rằng, các quan chức Đức sẽ cố gắng thuyết phục Trump rằng thâm hụt thương mại của Washington với Berlin không chỉ đang thu hẹp lại, mà một số yếu tố đằng sau quan hệ đối tác thương mại của họ nằm ngoài tầm kiểm soát của bà Merkel.
Tuy nhiên, ông Trump dường như sẽ không thể thay đổi quan điểm hiện tại của mình rằng, mối quan hệ thương mại giữa hai bên rõ ràng là thiên về lợi ích của châu Âu.
Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, ông Macron đã tìm cách thuyết phục chính quyền Trump từ bỏ lập trường cứng rắn của họ về thương mại và thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, một số nhà phân tích nghi ngờ liệu mối quan hệ tốt đẹp của ông Macron với ông Trump có mang lại bất kỳ kết quả hữu hình nào cho EU hay không.
Ông Charles Lichfield, chuyên gia khu vực châu Âu của Eurasia Group cho biết, chuyến đi của ông Macron tới Mỹ không có ý nghĩa nào đối với sự cân bằng quyền lực ở châu Âu vì Macron đã không thực sự thuyết phục được Trump đồng ý với ông ấy nhiều vấn đề.
Trên thực tế, ông Trump cho biết rằng, ông Macron đã thực sự đã thừa nhận quan điểm của ông về thỏa thuận hạt nhân Iran.
"Tôi tin rằng ông ấy đang nhìn Iran khác hẳn so với trước khi ông ấy bước vào phòng Bầu dục và tôi nghĩ điều đó rất quan trọng", ông Trump nói trên Fox News và khẳng định, chính quyền Obama đã đồng ý một "thỏa thuận khủng khiếp" để đóng băng chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.
Các chuyến đi của ông Macron và bà Merkel tới Mỹ đến ngay trước hạn chót (ngày 12 tháng 5 năm 2018), do Trump thiết lập để cải thiện một thỏa thuận quốc tế nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.
Tổng thống Mỹ đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận giữa Tehran và 6 cường quốc trên thế giới, được ký vào năm 2015 trước khi ông nhậm chức - trừ khi Đức, Pháp và Anh đã giúp đạt được một hiệp ước tiếp theo vào ngày đó.
Vai trò toàn cầu thu hẹp của Đức
Bà Merkel từng được xem là người dẫn đầu nền dân chủ tự do, nhưng đã không có một liên minh thực sự với Trump. Và kể từ khi mất đi một phần sự ủng hộ trong nước trong cuộc tổng tuyển cử tháng 9/2017, Thủ tướng của Đức đã bị cáo buộc rơi vào tình trạng rút lui chiến lược trên trường quốc tế. Trong một bài viết gần đây của Der Spiegel, tờ báo này chỉ trích vai trò toàn cầu thu hẹp đáng kể của Berlin.
Điều đó trái ngược hẳn với hai năm trước đó, ngay sau chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016, cựu Tổng thống Barack Obama bay sang Đức và ca ngợi Merkel là "đối tác quốc tế thân thiết nhất" trong 8 năm của ông. Sau đó, các tờ báo trong nước đã tuyên bố Merkel là "lãnh đạo của thế giới tự do".