Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp, cấm các nhóm quá 5 người tụ tập ở nơi công cộng và trao cho lực lượng an ninh quyền bắt giữ các thành phần tình nghi trong 30 ngày mà không phải ra quyết định khởi tố…, vẫn còn hiệu lực ở 7tỉnh khác trong tổng số 76 tỉnh thành của nước này.
Sắc lệnh trên được áp đặt ở Thái Lan ngày 07/4 nhằm đáp trả hàng loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ của “áo đỏ” – khiến ít nhất 90 người thiệt mạng và hơn 1.900 người bị thương. Các cuộc biểu tình chỉ kết thúc bằng một cuộc trấn áp của quân đội hồi tháng 5.
Chính phủ Thái Lan hiện đang chịu sức ép từ phía Mỹ và các nhóm nhân quyền yêu cầu nhanh chóng chấm dứt sắc lệnh khẩn cấp để đưa đất nước vực dậy sau những cuộc biểu tình của “áo đỏ” khiến xứ chùa Vàng chia rẽ sâu sắc.
Sau cuộc trấn áp ngày 19/5, lãnh đạo “áo đỏ” đã kêu gọi hàng ngàn người ủng hộ giải tán, tuy nhiên những người biểu tình giận dữ đã đốt hàng chục tòa nhà, bao gồm một trung tâm mua sắm và một tòa nhà chứng khoán.
Trước đó trong ngày, phó Thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban nói với báo giới rằng, cần thiết phải dỡ bỏ sắc lệnh khẩn cấp ở 3 tỉnh bởi nó có ảnh hưởng không tốt tới ngành du lịch và kinh doanh.
Chính phủ Thái cũng cho hay, sắc lệnh trên vẫn cần thiết được duy trì ở thủ đô sau hai vụ đánh bom ở trung tâm Bangkok tháng trước.
Những người “áo đỏ”, ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, coi chính phủ hiện tại là thượng lưu và không dân chủ bởi chính phủ này lên nắm quyền sau khi tòa án phát quyết giải tán chính quyền tiền nhiệm.
Thái Lan: Chính phủ gỡ bỏ sắc lệnh khẩn cấp ở 3 tỉnh
Chính phủ Thái Lan hôm nay (16/8) cho biết đã dỡ bỏ thêm sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở ba tỉnh khác, nhưng không có Bangkok, 3 tháng sau khi kết thúc các cuộc biểu tình phản đối đẫm máu ở thủ đô.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan, Panitan Wattanayagorn cho hay, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã dỡ bỏ sắc lệnh trên tại Chiang Mai, Chiang Rai và Ubon Ratchathani ở bắc và đông bắc Thái Lan.