Vật liệu bền chắc và dễ tạo hình
Năm 2016, một số nhà thiết kế đồ nội thất cũng đã cho ra đời một chất liệu thuộc da nhân tạo cũng với thành phần chủ yếu là nấm đã khiến cho cả giới thiết kế đồ gỗ và người tiêu dùng xôn xao. Chúng ta có thể ngồi lên những chiếc ghế bên những chiếc bàn được làm từ nấm và cảm nhận những tách cà phê hương vị đậm đà.
Các nhà thiết kế chia sẻ, một số người thoạt nhìn và thậm chí đã sử dụng những chiếc bàn, ghế này đã lầm tưởng chúng được làm từ gỗ hoặc cẩm thạch. Không ai hình dung nổi chúng lại được làm từ một thứ mềm như rễ nấm, chất thải nông nghiệp và các vi sinh vật.
Điều đặc biệt của ý tưởng này là phương pháp sinh học mà chủ yếu là trồng nấm. Bởi các nhà thiết kế đã xác định được vai trò của các vi bào nấm có kết cấu bền vững, vì hầu hết các loại vi sinh vật bị loại bỏ ở khâu cuối cùng để tạo ra thành phẩm, nhưng nó lại được đánh giá rất quan trọng. Những vi sinh dạng sợi (sợi nấm) sẽ được sử dụng để tạo ra các tấm đôn, chân bàn, ghế vô cùng vững chắc và thân thiện với môi trường, thậm chí có cảm giác thư thái như sử dụng các món đồ bằng nhung, lụa, hay da thuộc.
Ngoài tính chất bền vững, chắc chắn, vật liệu làm từ sợi nấm còn được các nhà thiết kế đánh giá là dễ tạo hình. Họ có thể biến chúng thành bất cứ hình dạng nào mà họ mong muốn chỉ bằng cách thay đổi nhiệt độ, điều kiện môi trường.
Cụ thể, khi nhiệt độ tăng lên, sợi nấm sẽ nhỏ dần nhưng cấu trúc của nó sẽ bền chặt, cứng hơn nhiều và có thể nâng được những đồ vật có trọng lượng lớn. Đặc biệt, “nhờ hiểu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nấm, chúng tôi có thể quyết định được thời điểm dừng quá trình tái tạo nhằm giữ hình dạng và kết cấu của sản phẩm trước khi đem nó đi sấy khô”, Ninela Invanova, một trong 2 nhà thiết kế của nhóm cho biết.
Sự kết hợp hoàn hảo của thiên nhiên
Điều này một lần nữa giúp chúng ta hiểu thêm hơn về thiên nhiên, về những lợi ích mà thiên nhiên mang lại cho con người. Việc phát triển dòng sản phẩm đồ nội thất từ nấm đã giúp cho 2 thành viên nhóm thiết kế là Sebastian Cox và Ninela Ivanova tìm ra lợi ích này không chỉ có sợi nấm mycelium mà nó đơn giản là sự kết hợp giữa gỗ và nấm vốn đã được chúng ta biết đến, nhưng thực sự chưa ai biết tận dụng.
Nếu sử dụng chất liệu gỗ thì đồ nội thất phải sử dụng đến keo kết dính lại với nhau, nhưng khi Cox và Ninela phát triển ý tưởng của mình thì các đồ gia dụng mà họ làm ra không hề có chất kết dính mà chỉ đơn thuần là sự kết hợp tự nhiên như nó vốn có.
Nấm là một sinh vật tự nhiên trong thiên nhiên, có chức năng cải tạo đất, giữ được các chất hữu cơ tốt cho cây trồng. Và khi kết hợp với gỗ bào, hỗn hợp này sẽ được các nhà thiết kế tạo ra những đồ nội thất như chụp đèn, bàn, ghế với ưu điểm nhẹ nhàng, cứng, bền và có thể trong tương lai sẽ thay thế cách thức sản xuất đồ nội thất truyền thống như hiện nay.
Tuy nhiên, thách thức hiện tại của đội thiết kế sẽ là thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của họ. Tiềm năng từ nấm rất lớn cả trong khoa học nghiên cứu và sản xuất vật liệu khiến các công ty Mỹ cũng đã tính đến việc phát triển ý tưởng này.
Như công ty vật liệu sinh học Ecovative ở New York (Mỹ) đã phát triển ý tưởng lấy chất liệu kết hợp từ nấm để làm quần áo, đồ nội thất, vật liệu đóng gói vì nó dễ phân hủy nhanh hơn các loại vật liệu khác. Và BioMASON, một công ty mới khởi nghiệp ở North Carolina (Mỹ) cũng đã tuyên bố sản xuất gạch, ngói có độ bền cao hơn bằng chất liệu nấm kết hợp.