Đời sống giáo viên phải là ưu tiên hàng đầu
Theo đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị), ngoài sự đổi mới chương trình, SGK hay phương pháp giảng dạy thì nên quan tâm tới đời sống giáo viên vì giáo viên ở vùng sâu, vùng xa đời sống có nhiều khó khăn, đòi hỏi đồng lương đảm bảo cho cuộc sống. Thực tế giáo viên miền núi chỉ sống bằng đồng lương, việc đi lại rất khó khăn.
Ví dụ như từ trung tâm huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đi vào những điểm dạy tới hơn 100 km. Một tháng chỉ về nhà một lần. Nếu như trời mưa lũ thì không về được nhà. Khi giáo viên không đảm bảo thu nhập, rất buồn khi nhiều giáo viên phải lên mạng bán hàng online – điều này làm ảnh hưởng đến đầu tư cho GD.
Nữ đại biểu từng nhiều năm công tác trong ngành GD nhìn nhận ngành GD đang có nhiều bứt phá, giảm bớt các kì thi, đặc biệt khâu chuẩn bị giáo án, thi giáo viên giỏi được giảm bớt để tập trung vào chuyên môn. Ví dụ đầu tư cho một tiết dạy giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mất cả tuần, đôi khi nửa tháng – nên bỏ bê hết những việc còn lại.
Đại biểu Minh nhấn mạnh, thi cử cần thiết để tạo sự cạnh tranh, sự phấn đấu nhưng nếu thi nhiều quá sẽ phản tác dụng.
Về vấn đề học phí, đang chủ trương sau này xã hội hoá một số ngành nghề, nếu xã hội hoá ở những trường đại học có quy mô lớn thì có thể làm được nhưng nếu xã hội hoá vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thì không thể được. Ở nhiều khu vực vẫn đang rất khó khăn. Giáo viên đi dạy 10 năm, tiền thưởng cuối năm, Tết chỉ 50.000 – 100.000 đồng… Cần phải có chính sách đặc thù đối với những nơi vùng sâu, vùng xa.
Theo đại biểu Minh, không coi trọng GD, không làm tốt GD thì mọi thứ ta làm đều phản tác dụng – đầu tư cho GD là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho GD không bao giờ là sự đầu tư lỗ mà cũng đừng nghĩ đầu tư cho GD mà muốn thu lời – mà lãi chính là những con người đang đóng góp cho đất nước.
Cho rằng dự thảo Luật đáp ứng được kỳ vọng, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) phân tích: Chất lượng GD vừa qua được nâng lên nhiều, hiện nay chúng ta nói về Luật Phòng chống tham nhũng thì thấy tình trạng đạo đức không tốt, tội phạm trẻ em có xu hướng tăng. Luật GD sửa đổi chúng ta mong muốn nâng cao hơn nữa đạo đức công dân, nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật pháp, vấn đề quan trọng “tiên học lễ, hậu học văn”… Vì vậy dự thảo Luật đáp ứng được kỳ vọng.
Đại biểu Ngân nhấn mạnh, dự thảo lần này nâng mức thu nhập của nhà giáo, đó là điều đáng trân trọng và ai cũng mong muốn. Thêm nữa, trong dự thảo đề cập tới trình độ giáo viên ở các cấp học sẽ được nâng lên. Vấn đề này rất cần thiết bởi những “kĩ sư tâm hồn” không chỉ ở các bậc học cao, mà còn cần ở các cấp từ mầm non trở đi để truyền lửa. Nhưng muốn như vậy phải có một cơ chế tài chính, thu nhập đủ mạnh, điều này thể hiện lời nói đi với hành động.
Một trong những nội dung đổi mới của dự thảo Luật GD là sẽ miễn học phí đến cấp THCS, tạo điều kiện phổ cập HS. Về vấn đề này, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, đây là trách nhiệm của xã hội và là đương nhiên.
Cần phát huy hơn nữa các nguồn lực xã hội
Cũng cho ý kiến về vấn đề chính sách đối với GD, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, thang bảng lương của giáo viên hiện nay thực sự chưa phù hợp, cần thiết kế lại. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong ngành GD rất đông, trong khi nguồn ngân sách có hạn. Tuy nhiên tôi cho rằng, trong tương lai vẫn tiếp tục phải có cải cách phù hợp hơn.
GD là quốc sách hàng đầu. Chính sách của chúng ta không chỉ là vấn đề tiền lương. Để GD phát triển đòi hỏi nhiều chính sách tổng thể, không thể phụ thuộc vào Nhà nước mãi được. Nhà nước nên tạo ra khung chuẩn để thị trường phát triển. Và nếu tăng lương được thì tốt.
Về miễn học phí đến THCS, dưới góc độ của người dân nếu được chính sách như vậy thì quá tốt. Vấn đề đặt ra là, Nhà nước có đủ năng lực để làm được việc này hay không. Trước đây, Hiến pháp đã đề cập, rất rõ: Đấy là những quyền của nhân dân. Muốn đi vào cuộc sống, anh phải đảm bảo nguồn lực. Còn đối với nhân dân thì đó quá là tốt.
Đại biểu Chu Lê Chinh (đoàn Lai Châu) nêu quan điểm: GD cũng nằm trong hệ thống bảng lương của công chức, viên chức. Tôi cũng đồng tình với nhiều đại biểu đề xuất, phải có thang bảng lương riêng cho ngành GD, vì có sự đặc thù, nhất là GD vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải nghiên cứu để làm sao phát huy được sự tác động của nó.
Nếu chúng ta có một bảng lương riêng cho GD, mà GD hiện nay nếu tính ra đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GD cũng trên 2 triệu người, liệu ngân sách có đáp ứng được không. Nhưng muốn để GD đi lên, trước mắt phải đảm bảo đời sống của nhà giáo được tốt. Chúng ta phải tính toán chính sách tiền lương cho đội ngũ nhà giáo - nghề đặc thù. Tôi cho rằng, đề cập đến vấn đề này là hết sức cần thiết.
Đối với chủ trương miễn học phí, không nên miễn theo đại trà, cần cơ chế để xã hội hóa. Cần phát huy các nguồn lực xã hội. Miễn học phí ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Thậm chí Nhà nước cần miễn học phí cho HS từ bậc mầm non đến THPT để các em có điều kiện đến trường, đến lớp đầy đủ, rút ngắn khoảng cách về GD giữa vùng miền.
Người mẹ thứ hai
Chính sách không chỉ là vấn đề tiền lương
Theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng): Về chính sách đối với nhà giáo, tôi đồng tính với nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhìn chung lương của nhà giáo còn thấp, đặc biệt là nhà giáo ở bậc GD mầm non, phổ thông. Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ vấn đề này và cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW vào Luật GD (“Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”).
Hiện nay, thang bảng lương của giáo viên thực sự chưa phù hợp, vì thế cần thiết kế lại. Mặc dù chúng ta có đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong ngành GD rất đông, trong khi nguồn ngân sách có hạn. Tuy nhiên tôi cho rằng, trong tương lai vẫn tiếp tục phải có cải cách tiền lương sao cho phù hợp hơn. Và nếu tăng lương được thì tốt.
GD là sách quốc hàng đầu, vì vậy tôi cho rằng, chính sách của chúng ta không chỉ là vấn đề tiền lương. Để GD phát triển đòi hỏi nhiều chính sách tổng thể, chứ không thể phụ thuộc vào Nhà nước mãi được. Nhà nước nên tạo ra khung chuẩn để GD phát triển một cách tự nhiên. Còn về chính sách miễn học phí đến THCS, dưới góc độ của người dân nếu được như vậy thì quá tốt. Vấn đề đặt ra là, Nhà nước có đủ năng lực để làm được việc này hay không. Trước đây, Hiến pháp đã đề cập rất rõ: Quyền được đi học miễn phí - đấy là những quyền của nhân dân. Muốn chính sách đi vào cuộc sống thì chúng ta phải đảm bảo nguồn lực.
Đồng tình với các ý kiến về đề xuất chính sách nhà giáo của dự thảo, đại biểu Chu Lê Chinh (đoàn Lai Châu) nhấn mạnh GD nằm trong hệ thống bảng lương của công chức, viên chức, tuy nhiên cần phải có thang bảng lương riêng cho ngành GD, nhất là GD vùng sâu vùng xa vì đây là ngành đặc thù. Tuy nhiên, cũng cần phải nghiên cứu để làm sao phát huy được sự tác động của nó.
Muốn để GD phát triển, trước mắt phải đảm bảo đời sống của nhà giáo được tốt. Chúng ta phải tính toán chính sách tiền lương cho đội ngũ nhà giáo - nghề đặc thù trong các nghề đặc thù. Tôi cho rằng, đề cập đến vấn đề chính sách tiền lương cho giáo viên là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tôi hơi băn khoăn, nếu chúng ta có một bảng lương riêng cho GD, mà GD hiện nay nếu tính ra đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GD cũng trên 2 triệu người, liệu ngân sách có đáp ứng được không.
“Đối với chủ trương miễn học phí, dự thảo Luật GD đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến HS THCS trường công lập là tốt. Tuy nhiên, theo tôi không nên miễn theo đại trà theo kiểu cào bằng, cần cơ chế để xã hội hóa đối với những vùng có kinh tế phát triển và chúng ta nên phát huy các nguồn lực xã hội. Nên miễn học phí ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Thậm chí Nhà nước cần bao cho HS từ bậc mầm non đến THPT để các em có điều kiện đến trường, đến lớp đầy đủ, rút ngắn khoảng cách về GD giữa vùng miền”. Đại biểu Chu Lê Chinh