Đằng sau vụ án, là nỗi lòng rối rắm của người thân hai bên gia đình. Dù có hối hận đến xanh ruột trong việc giáo dục, quản lý con cái, thì hiện thực ấy cũng chẳng thể thay đổi.
Đứa trẻ chưa đầy tuổi được bế đến tòa
Phiên tòa xét xử vụ án “giaּo cấּu với trẻ em” do TAND TP Huế tiến hành xét xử vào một sáng giữa tháng 11/2017. bị cáo trong vụ án là Phạm Văn Tuấn Phúc (21 tuổi, ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Đây là lần thứ 2 tòa mở phiên sơ thẩm.
Trong phiên tòa trước, do “nhà trai” không chịu nhận cháu nội, “nhà gái” uất ức, nên yêu cầu được làm giám định ADN. Phiên tòa vì vậy phải hoãn lại. bị cáo và bị hại quen nhau qua mạng xã hội facebook. Sau đó cả hai gặp gỡ nhau rồi nảy sinh tình cảm yêu đương nam nữ.
Cả hai nhiều lần gặp gỡ, cùng nhau “làm chuּyện ngưּời lớּn”. Những lần “hẹn hò” đó, cả hai khi thì chọn tại nhà bố mẹ bị hại, lúc lại đến nhà bị cáo, khi người thân trong nhà đi vắng.
Phải đến lúc cái bụng của bị hại to ra, cô bé mới sợ hãi báo cho bố mẹ biết. Mẹ bị hại lúc này mới ngã ngửa, lật đật đi trình báo cơ quan công an.
Dù bị cáo và bị hại tự nguyện “yêu đương”, dẫn đến bị hại có thai, rồi sinh con khi cô bé chưa đủ 16 tuổi, nên chàng trai bị Pháp Luật xử lý Hình Sự, bị khép vào tội “giaּo cấּu với trẻ em”. Trong phiên tòa trước đó, bị hại đến tòa, trên tay còn ẵm theo đứa con mới 7 tháng tuổi.
Chưa đến giờ xét xử, nên bị hại được công an cho phép bồng con gái vào cho cha đứa trẻ gặp mặt. bị cáo hai tay còn bị khóa, run run vụng về bồng đứa trẻ vào lòng nựng nịu. Đứa trẻ ngủ say, dời từ vòng tay mẹ sang đôi bàn tay cha cũng không hay biết.
Nhìn bị cáo ôm đứa nhỏ nâng niu, đôi mắt ánh lên những tia lấp lánh, cha mẹ bị cáo lẫn cha mẹ bị hại mỗi người một tâm trạng.
Nhưng mặt mũi ai nấy đều dài ra, cùng mang chung một nỗi niềm phiền muộn, lo lắng. “Nhà trai” thì nhìn con trai bị chân tay cùm kẹp, nghĩ đến những tháng ngày tù tội phía trước mà con trai sẽ phải trải qua, mới nghĩ sơ sơ thôi đã thấy đau cả ruột.
“Nhà gái” thì nhìn con em mình, cũng cất tiếng thở dài não cả lòng. Con gái họ nhẽ ra giờ này vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, không dưng lại hóa thành bà mẹ nhí. Con gái còn chưa kịp trưởng thành, còn chưa tự nuôi sống được bản thân, giờ lại đèo bồng thêm đứa nhỏ, chỉ nhìn qua đã thấy khổ chồng khổ. Cuộc đời của bà mẹ nhí, và cả đứa trẻ, rồi sẽ dang dở, chẳng biết sẽ trôi về nơi nao.
“Tại anh tại ả”
Tại phiên tòa hôm đó, cả bị cáo lẫn bị hại đều thừa nhận trong thời gian hai người quen biết, rồi đến yêu đương, trong những lần hẹn hò, cả hai đều tình nguyện “làm chuּyện ngưּời lớּn”. Những lần “yêu đương” vụng trộm ấy, khi thì xảy ra tại nhà bố mẹ bị hại, lúc lại ở nhà bị cáo.
Quá trình cơ quan công an điều tra, làm rõ vụ việc, bị hại và cha mẹ mình có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm Hình Sự cho bị cáo.
Trả lời chất vấn của tòa về việc quản lý con, mẹ bị hại ấp úng cho rằng, do vợ chồng chị ly hôn đã lâu, chị một mình tất bật lo mưu sinh, không có thời gian theo sát con nên mới xảy ra cơ sự. “Kiếm tiền cũng rất quan trọng. Nhưng không thể quan trọng hơn việc giáo dục con cái.
Con mình sinh ra, phải giáo dục, phải quản lý. Làm cha, làm mẹ, cứ chăm chăm kiếm tiền, lơ là quản lý con cái, để ra nông nổi thế này, giờ có hối hận cũng muộn rồi. Kiếm tiền nhiều mà con cái hư, thì cũng xem như đổ sông đổ biển.
Cái giá đánh đổi quá đắt, đó chính là cuộc đời, là tương lai của chính con em mình”. Nghe những lời nhắc nhở của vị hội thẩm, mẹ bị hại cũng nghẹn lời. Gương mặt bà nặng trĩu ân hận.
Mấy người chị của bị cáo thì phân trần, gia đình họ đã rất quyết liệt trong việc ngăn cản con em mình, nhưng do bị hại cứ một mực muốn gặp gỡ. Bị hại ngày nào cũng tìm đến bị cáo, cứ muốn dính như keo, không cách gì gỡ ra được.
Chị bị cáo kể, mình từng khuyên em trai không được có quan hệ yêu đương với bị hại. Con bé vẫn còn nhỏ, còn chưa đủ tuổi, nếu “làm bậy làm bạ”, coi chừng có ngày đi tù như chơi. Nhưng em trai chị cứ bỏ ngoài tai. Khuyên em mình không được, chị xoay qua khuyên cô bé kia.
Có bữa chị gặp bị hại trên đường đi tìm em trai mình, liền chận lại khuyên nhủ một buổi trời. Chị phân tích thiệt hơn, bảo không thể theo em trai mình. Dù em trai chị chưa kết hôn, nhưng cũng đã sống chung như vợ chồng với người khác (cô này nhỏ hơn bị cáo 2 tuổi), và cũng đã có 1 đứa con 2 tuổi.
Nhưng cô bé nhất quyết không chịu nghe, còn bảo: “Anh Phúc ở mô, em ở đó”. “Cả hai đứa hắn, tui từng khuyên hết nước hết cái, nhưng tụi nó vẫn nhắm mắt làm liều, đành phải chịu thua. Bây giờ ra nông nỗi này, vừa thương nhưng cũng vừa giận cả hai đứa hắn”. Người chị lắc đầu ngán ngẩm.
“Lời ru buồn”
Phiên tòa lần đó, kéo dài đến nửa chừng thì “nhà trai” cho rằng chắc gì đứa bé đã là cháu nội của nhà mình.
Nghe những lời này, “nhà gái” tức khí, ai nấy mặt mày hầm hầm. Nhà gái đề nghị được cho giám định ADN, như vậy sẽ phân rõ trắng đen, chẳng cần phải nói nhiều lời không đáng.
Tòa phải hoãn lại buổi xét xử. Bước ra khỏi khán phòng, nghe có người nói: “Cả hai đứa đều thừa nhận đó là con bị cáo. Nếu giám định ADN mà đúng thật là con bị cáo, thì tội bị cáo càng nặng hơn, vì gây án để lại hậu quả nghiêm trọng, mà chứng cứ xác thực chính là giấy giám định kia”, khiến mẹ bị cáo mặt biến sắc, giọng chẳng còn cứng rắn nữa.
Phiên tòa lần này, vẫn là cảnh cũ bị hại cùng cha mẹ đến tòa từ rất sớm. Cô bé mặt mày non choẹt, trên tay ôm đứa con nhỏ đứng ngóng xe tù chở bị cáo. Bây giờ, đứa bé vừa 8 tháng tuổi. Cha mẹ bị cáo, cha mẹ bị hại cũng lặng lẽ hơn nhiều.
Mấy người chị bị cáo liên tục xúm xít bên bị hại, chuyền tay nhau đứa bé, hết nựng nịu lại hôn hít đứa nhỏ đầy yêu thương.
Nhìn hai nhà “hòa hợp” như thế, có ai nghĩ họ đang phải ra chốn pháp định để định lẽ thiệt hơn. Tòa yêu cầu cha mẹ bị hại giải thích vì sao yêu cầu giám định ADN, nhưng rồi lại ký vào đơn từ chối giám định, làm cản trở, gây khó khăn cho cơ quan tố tụng?
Trong lúc giám định là quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, giúp cơ quan tố tụng làm sáng tỏ vụ án.
Tòa hỏi: “Có ai ép buộc hay đe dọa gì ông bà hay không?”. Cha mẹ bị hại thành thật thú nhận, từ phiên tòa trở về ông bà cứ nghĩ đi nghĩ lại, sợ sau khi làm giám định, mức án dành cho bị cáo nặng hơn, bị cáo phải ngồi tù lâu hơn.
Họ chỉ mong, sau khi bị cáo ra tù, bị cáo và bị hại có cơ hội về chung một nhà, cùng nhau nuôi con. Tòa giải thích, dù từ chối giám định nhưng bị cáo và bị hại đều khẳng định đứa trẻ là con của bị cáo, thì đã rõ. Nghe vậy, cha mẹ hai nhà càng thêm bồn chồn, xem như lần này chẳng thể “vớt vát” lại rồi.
Mấy chị gái bị cáo chốc chốc lại lo lắng hỏi nhau, không biết tòa xử em trai nhà mình mấy năm tù. Đến lúc hội đồng xét xử công bố, tuyên phạt bị cáo 3 năm tù, cả “nhà trai” lẫn “nhà gái” ai nấy đều giật mình rầu rỉ. Bị hại lật đật bồng con đến cạnh để bị cáo nhìn thêm lần nữa, trước khi bị công an dẫn giải ra xe, về lại nơi trại tạm giam.
Mẹ bị cáo đứng ngẩn người nhìn chiếc xe tù rời đi, mặt mày rầu rĩ. Đứng bên cạnh, bị hại mặt cũng như đưa đám, ôm đứa bé trên tay. Mẹ bị cáo bảo, thân bà già rồi, cứ tưởng đã đến lúc được nghỉ ngơi, được hưởng phước, được sum vầy bên con cháu.
Nhưng ai dè… Ai dè con bà yêu trẻ con, đến nỗi phải vào tù. Bà già rồi còn phải nai lưng ra làm lụng kiếm tiền, cái để bới xách cho con trai, cái gửi về nhà bị hại phụ nuôi cháu nội. Mà đâu chỉ có một đứa.
Từ ngày con trai bà dây dưa với bị hại, rồi có con, rồi mọi chuyện cứ bung bét lên, khiến cô gái đang sống chung với con trai bà cũng ôm con một mạch về nhà mẹ đẻ. Những đồng tiền ít ỏi của bà, cũng phải cắt xén ra một phần, để gửi về cho đứa cháu nội đã hai tuổi này.
Coi như bà thay con trai mình, làm một phần trách nhiệm của một người cha. Trưa cuối thu, nắng chỉ nhè nhẹ, gió lay lắc, bóng bà lão nơi sân tòa như thể cứ lung lay trong gió. Đôi vai người mẹ già ấy xịu xuống trĩu nặng, như đang gánh đầy nỗi niềm.
Trong phiên tòa trước đó, bị hại đến tòa, trên tay còn ẵm theo đứa con mới 7 tháng tuổi. Chưa đến giờ xét xử, nên bị hại được công an cho phép bồng con gái vào cho cha đứa trẻ gặp mặt.
bị cáo hai tay còn bị khóa, run run vụng về bồng đứa trẻ vào lòng nựng nịu. Đứa trẻ ngủ say, dời từ vòng tay mẹ sang đôi bàn tay cha cũng không hay biết.
Nhìn bị cáo ôm đứa nhỏ nâng niu, đôi mắt ánh lên những tia lấp lánh, cha mẹ bị cáo lẫn cha mẹ bị hại mỗi người một tâm trạng. Nhưng mặt mũi ai nấy đều dài ra, cùng mang chung một nỗi niềm phiền muộn, lo lắng.