Đề cập đến vấn đề này, cuốn sách “Death by Calcium” (Tạm dịch: Chết vì Canxi) của Tiến sĩ – Bác sĩ Thomas E.Levy đã chỉ ra những tác hại nguy hiểm của chứng “thừa” Canxi – vấn đề không thể xem nhẹ đối với các gia đình có con ở độ tuổi đang lớn.
Quan niệm sai lầm phổ biến: Muốn cao lớn, nạp nhiều canxi
Bậc cha mẹ nào cũng quan tâm sít sao và lo lắng đến cân nặng, chiều cao của con, đặc biệt đối với trẻ trong giai giai đoạn “lấy đà” 8-12 tuổi.
Như trường hợp của chị Huyền (Q3, TP.HCM), khi thấy chiều cao của con mình chỉ nằm trong mức trung bình của lớp, chị không khỏi nóng lòng: “Dù chiều cao của bé đạt chuẩn của trẻ 9 tuổi nhưng tôi vẫn muốn bé cao vượt và cao nhanh hơn trong giai đoạn dậy thì sắp tới. Vậy nên tôi tranh thủ nạp canxi cho con càng nhiều càng tốt qua thực phẩm và thuốc bổ”.
Tương tự, chị Nguyên Lan (Q.9, TP.HCM) do lo ngại con có gen “lùn” của hai bên nội ngoại nên ưu tiên chọn những loại sữa giàu canxi, thực phẩm chức năng và thuốc bổ có hàm lượng canxi cao cho con. Chị tin chắc rằng chỉ cần bổ sung nhiều canxi thì vấn đề gen di truyền sẽ được cải thiện. Hầu hết các mẹ được hỏi đều có một niềm tin “sắt đá” rằng: muốn cao, chỉ cần canxi là đủ.
Có thể vừa thừa vừa thiếu canxi
Trong cuốn sách “Death by Calcium”, Tiến sĩ – Bác sĩ Thomas E.Levy đã nêu ra và cảnh báo một vấn đề ít ai ngờ tới: nguy hại sức khỏe từ việc thừa canxi. TS. Levy cũng chỉ ra nghịch lý khi lượng canxi nạp vào cơ thể nhưng không được vận chuyển đến xương sẽ gây nguy hại mà mọi người ít để ý. Một người mắc chứng loãng xương do thiếu canxi trong xương vẫn có thể bị thừa canxi ở những bộ phận khác. Thừa canxi trong cơ thể làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và nhiều bệnh mạn tính khác.
Quyển sách “Death by Calcium” (Chết vì Canxi) thức tỉnh nhiều bà mẹ trên toàn thế giới
Do đó, nếu chỉ chăm chăm nạp thêm canxi nhưng không lưu ý đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể lẫn việc “gắn” canxi vào xương sẽ làm trầm trọng hóa các tác hại của việc thừa canxi mà thôi. Tất cả chúng ta cần biết rằng, khả năng hấp thu canxi của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng vitamin D, protein, các chất khoáng, hormone tuyến cận giáp, phosphorus, tình trạng sinּh lּý…
PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó viện trưởng viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: “Thực tế, cơ thể chỉ hấp thu một phần (trung bình khoảng 25%) lượng canxi nạp vào. Lượng canxi dư thừa sẽ được thải trực tiếp ra ngoài qua phân hoặc đi đến các tế bào niêm mạc và các dịch tiết, bao gồm nước bọt, dịch dạ dày, dịch tụy và mật, trở thành gánh nặng cho cơ thể”.
PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó viện trưởng viện Y học ứng dụng Việt Nam: “ Thừa canxi thậm chí còn nguy hiểm hơn thiếu canxi”
Chuyên gia Xuân Ninh khẳng định: Nếu không được cung cấp đủ canxi, trẻ không thể phát triển chiều cao. Nhưng nếu canxi khi đi vào cơ thể với liều lượng cao quá mức không được “gắn” vào xương thì trẻ không những không tăng trưởng chiều cao, mà còn đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như táo bón, buồn nôn, chán ăn… và một số bệnh lí nguy hiểm như tim mạch, thận, huyết áp…
Uống sữa để có canxi là tốt, nhưng chưa đủ
Các bà mẹ cần biết các yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ gồm có: yếu tố di truyền chiếm 60-80%; yếu tố môi trường chiếm 20-40%, trong đó quan trọng là dinh dưỡng, luyện tập thể chất.
Vậy nên, việc đầu tư chiều cao cho con dựa vào các thực phẩm giàu canxi, ví dụ như sữa, hoàn toàn đúng. Nhưng các mẹ cần phải lưu ý rằng, khi liều lượng bổ sung canxi càng cao thì tỷ lệ hấp thu càng giảm đi. Do đó, cũng cần phải lưu tâm đến việc phối hợp với vitamin A, vitamin D, magie, lactose nhằm hỗ trợ quá trình hấp thu canxi và vận chuyển canxi đến xương.
Có như vậy thì trẻ mới vừa phát triển chiều cao tối ưu vừa tránh được những tác hại của việc thừa canxi. Bên cạnh đó trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì cần thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao, có chế độ ngủ nghỉ hợp lý và lối sống lành mạnh.