Các Kim tự tháp của Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá, tất cả 138 kim tự tháp đã tồn tại ở đất nước này trong hơn 4.500 năm qua. Giờ đây, bằng công nghệ khoa học hiện đại - chụp cắt lớp bằng các hạt không gian - giúp cho chúng ta giờ đây đã có thể biết được phía bên trong của các tòa tháp khổng lồ, kĩ vĩ và đầy bí ẩn này là gì.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bức xạ vũ trụ (cosmic ray) - những bức xạ năng lượng cực cao nguồn gốc từ Mặt Trời, theo các nhà khoa học gọi chúng là từ quyển vốn có trên bề mặt của Trái Đất, là các hạt bị tích điện của gió Mặt Trời.
Nói về công nghệ đặc biệt này, Mehdi Tayoubi cho biết ho sử dụng các máy móc hiện đại để thu tin hiệu từ các hạt X-quang - gọi là "muon", vốn đi cùng nước mưa rơi xuống từ bầu khí quyển Trái Đất và đã thâm nhập vào bên trong lớp đất đá của kim tự tháp trong hàng ngàn năm qua.
Bằng cách này, họ tạo được bản đồ 3D về cấu trúc bên trong của những kim tự tháp cổ đại. Họ đã sử dụng công nghệ hiện đại này để khám phá Kim tự tháp Bent, nằm cách thủ đô Cairo hơn 40km về phía Nam.
Các chuyên gia Ai Cập bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn bên trong kim tự tháp nhờ sự giúp đỡ của các hạt "muon" đến từ ngoài không gian.
Các hình ảnh 3D cho thấy việc tồn tại các khoang bên trong cấu trúc đã 4.600 tuổi, cũng như lộ rõ hình dạng của chiếc buồng thứ hai, nằm bên trong của phần lõi. Kim tự tháp Bent nằm trên đĩa địa hoàng gia Dahshur, là một trong những kim tự tháp sớm được xây dựng từ đời Pharaoh Sneferu.
Kim tự tháp này có hai lối vào, mở ra hai hành lang dẫn đến hai buồng mai táng được sắp xếp chồng lên nhau. Một số quan điểm trước đây cho rằng các Pharaoh được chôn cất trong một căn phòng bí mật đã bị loại trừ sau phát hiện khách quan này.
Bằng việc sử dụng các công nghệ như đo nhiệt độ bằng hồng ngoại, quét không gian 3D bằng tia laser và máy dò tia vũ trụ "muon", bí ẩn đang dần được bóc tách.
Bên ngoài Kim tự tháp Bent ở Dahsur, nơi các nhà khoa học dò tìm bí ẩn phía bên trong
Các hình ảnh thu được từ việc phân tích bức sóng thu về từ các hạt "muon" cho thấy, buồng thứ hai của kim tự tháp được đặt nằm cách tường ngoài 18 mét
Mô phỏng quá trình sử dụng tia "muon" để khám phá một phòng bí mật trong kim tự tháp Bent.
Các nhà khoa học cho rằng vật chất được sử dụng để làm các lớp tường bao quanh khu lăng mộ chính là vô cùng đặc biệt. Các viên gạch bí mật chèn bên trong lớp tường bao có thể là đường đi qua lại giữa các khoang đặt mộ.
Khi họ sử dụng laser để quét một phần bức tường phía bắc của phòng chôn cất vua Tutankhamun, bằng chứng thu được tiết lộ rằng bên trong lớp thạch cao trang trí phức tạp là một cánh cửa bí mật dẫn đến các phòng chôn cất khác, sau khi xác định được một lỗi trong ruột phiến đã, là đặc trưng của một cánh cửa bị cắt và đóng viên gạch đè lên.