Vượt qua căn bệnh trầm cảm là điều hết sức khó khăn. Khi một ai đó, đặc biệt là người “đầu gối tay ấp” của bạn bị trầm cảm thì mọi thứ trở nên thật khắc nghiệt, bạn cần dũng cảm hơn để vượt qua hoàn cảnh này. Hãy xem đó là thử thách cho cả hai, điều quan trọng là bạn cũng cần phải khỏe mạnh để luôn bên cạnh chồng mình. Sau đây là 5 điều các chuyên gia của Magforwomen khuyên người vợ nên làm để giúp chồng đối phó với bệnh trầm cảm:
1. Kiên nhẫn
Khi trầm cảm, chồng bạn thích ở một mình và thờ ơ với mọi thứ. Điều bạn cần nhớ là phảikiên nhẫn. Thật vô ích nếu bạn nổi đóa, la hét hoặc quá cương quyết trong những lúc như thế. Hãy nhớ, crầm cảm là bệnh kinh niên đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc thật nhiều. Bạn cần hiểu những điều mà chồng mình đang nói hoặc làm là vì bị bệnh nên đừng trách anh ấy.
2. Săn sóc y tế
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm, bạn cần có những bước đi đúng đắn để giúp chồng thoát khỏi căn bệnh này. Hãy tìm một nơi có phương pháp trị liệu tốt và đưa chồng bạn đến đó. Đừng giao cho anh ấy bất kỳ việc gì đòi hỏi phải động não nhiều trong thời gian này, vì anh ấy có thể làm mọi thứ rối tung lên hoặc không làm gì cả khiến bạn cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đưa chồng đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa, đừng để anh ấy phải đi một mình.
3. Khuyến khích, cổ động
Khi một ai đó bị trầm cảm, anh ta sẽ rất thụ động, vì vậy bạn không nên trông mong họ làm những điều họ thích thú trước đây. Bạn chỉ nên khuyến khích chồng từ từ làm những điều mà anh ấy đã từng thích, nhưng đừng bao giờ thúc giục. Có thể bắt đầu bằng việc đi bộ cùng nhau, kể những câu chuyện hay và truyền cảm hứng, cố gắng tìm những thứ sẽ làm anh ấy cười hoặc những tâm hình của anh ấy ngày xưa để khơi gợi lên những cảm xúc tích cực.
4. Đừng làm ngơ với những câu nói về tּự tּử
Ở bất kỳ thời điểm nào, nếu chồng bạn bắt đầu đề cập đến việc tּự tּử, không nên xem nhẹ chuyện này. Ngược lại nếu chồng bạn tỏ ra sợ sệt, sợ nguy hiểm cũng đừng làm ngơ. Nên báo ngay với bác sĩ về việc này. Đừng để anh ấy ở một mình trong nhà. Bất kỳ sự thay đổi nào trong thái độ như thể hiện tình yêu với bạn nhiều hơn, viết chúc thư, hay giải quyết những vấn đề về tài chính có thể là dấu hiệu cho thấy ý định tּự sáּt, bạn nên lưu tâm.
5. Cần sự hỗ trợ
Dù hiện tại chồng bạn hiện đang được đặt dưới sự giám sát của một bác sĩ chuyên khoa, nhưng bạn cũng cần hỗ trợ anh ấy. Hãy tìm đến những người bạn thân, các thành viên trong gia đình, người có thể lắng nghe để được giúp đỡ trong thời gian khủng hoảng này. Có những lúc bạn sẽ cảm thấy thất vọng hoặc chán nản, nhưng việc có người luôn ở cạnh bạn sẽ giúp bạn tiếp tục làm việc và chia sẽ nỗi lo lắng sẽ giúp bạn thư giãn thoải mái hơn. Bạn cũng cần ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý để có đủ sức khỏe chăm sóc khi chồng bị bệnh.
"Thật khó khăn khi thấy người yêu mình gặp rắc rối và thậm chí điều đó có thể lấy đi niềm vui của bạn. Nhưng nếu bạn có cách chăm sóc tốt, biện pháp điều trị hiệu quả, sự hỗ trợ, tính kiên nhân, bạn có thể giúp chồng mình tìm lại cuộc sống tốt đẹp ngày nào", các chuyên gia về trầm cảm khuyên.