Chính phủ Mỹ đã đưa vào danh sách đen sáu người có quan hệ với chính phủ Hungary và cáo buộc họ tội tham nhũng.Các quan chức Mỹ nói rằng đó là kết quả của sự bực tức ngày càng tăng đối với Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đã ép các thẩm phán về hưu, áp đặt thuế nặng trên ngân hàng nước ngoài, và đã gây ra các cuộc biểu tình khổng lồ với đề nghị thuế sử dụng Internet.
Nhưng Washington đặc biệt bận tâm về sự gần gũi ngày càng tăng giữa Hungary và điện Kremlin về năng lượng, có thể làm suy yếu những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp vào Ukraine.
Tháng 9 Hungary đã ngừng bơm khí đốt tự nhiên cho Ukraine kéo giảm hiệu quả nỗ lực của EU để hỗ trợ Kiev khi đối mặt với một cuộc phong tỏa năng lượng của Nga. Hungary còn tái cam kết xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nga South Stream mà Washington và Brussels phản đối.
Các quan chức Mỹ đang lo lắng rằng công ty năng lượng Hungary MOL sẽ bán 49% cổ phần của họ trong INA công ty năng lượng lớn nhất của Croatia cho công ty Gazprom của Nga. Nhà nước Hungary có 24.7% cổ phần của công ty MOL.
Một cuộc tiếp quản INA của Gazprom sẽ cung cấp cho công ty Nga một chỗ đứng chiến lược bên trong Liên minh châu Âu là khách hàng khí thiên nhiên lớn nhất của họ. Nếu mua 49% cổ phần của MOL thì Gazprom cũng có thể mua thêm 5% cổ phần của INA giao dịch trên thị trường chứng khoán Zagreb để nắm được công ty Croatia.
MOL cho biết trong một tuyên bố rằng việc "bán cổ phần của INA là một quyết định hợp pháp". Công ty nói rằng họ sẽ không tiết lộ chi tiết về khách hàng tiềm năng vì đó là vấn đề nguyên tắc.
Theo các nhà ngoại giao phương Tây, Hungary đã tăng tốc vào quỹ đạo của Nga trong vài tháng qua. Orban đã đụng độ nhiều lần với Brussels về chính sách mà ông ta nhiều năm theo đuổi nhằm xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Nga và các nước ở châu Á. Trong một bài phát biểu hồi đầu năm nay, Orban nói rằng ông muốn xây dựng một "nhà nước phi tự do" vẫn sẽ có quyền tự do nhưng sẽ đặt lợi ích quốc gia trên tư tưởng tự do kiểu phương Tây.
Hungary, cùng với Ba Lan và Slovakia, là một trong ba quốc gia EU đã bơm khí đốt tự nhiên cho Ukraine để thay thế một phần lô hàng từ Nga cắt giảm vào tháng Sáu. Nhưng Hungary đóng nguồn cung cấp của họ cho Ukraine chỉ ba ngày sau khi giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller thăm Budapest.
Lúc đó Hungary tìm cách tăng nhập khẩu khí đốt để họ có thể lấp đầy các bể dự trữ trước mùa đông. Hai ngày sau khi cắt đứt các chuyến hàng đến Ukraine khối lượng khí đốt của Nga giao cho Hungary lên đến 24 triệu mét khối mỗi ngày, tăng đến 56% so với trước khi Miller gặp Orban.