Từ khi cưới đến giờ, chồng em không mặn mà chuyện chăn gối, em cảm giác như anh muốn né tránh chuyện đó và chỉ miễn cưỡng như “trả bài”.Chồng em vừa cộc tính lại vô tâm, chúng em từng tính ly hôn. Em xin nói thêm là hiện tại chúng em sống bên gia đình em và anh đã hết lòng lo cho ba mẹ em, vì vậy mà em thầm biết ơn anh, có mâu thuẫn gì cũng nhường nhịn cho qua.
Hôm vừa rồi em có đề cập chuyện đó với anh. Không ngờ anh nói rất sợ khi lên giường ngủ và em tuyệt đối không được chạm vào chân anh khi ngủ. Lúc trước vì áp lực từ nhà chồng chê em không biết đẻ, nên em phải chủ động với anh (1 năm sau tụi em mới sanh con). Nếu em không chủ động, anh không thèm ngó ngàng tới vợ, làm em rất chán chường.
Hơn nữa, từ khi kết hôn đến giờ, em không biết lên đỉnh là gì. Ngoài vấn đề chuyện chăn gối thì anh rất được, không uống rượu, lo lắng cho gia đình, rất thương con.... Hiện, em rất buồn. Em không phải là người có nhu cầu cao, nhưng tìnּh dụּc cũng là sự gắn kết giữa vợ chồng, mà chúng em hoàn toàn thiếu vắng.
Hoàn cảnh nhà em rất buồn, ba mẹ em bệnh rất nặng, còn em từ lúc sinh con, một mình em vừa đi làm, vừa lo cho con. Chồng em đi làm cách nhà 60 km, không phụ giúp được gì. Ở tuổi 33, lẽ ra người ta “hừng hực”, còn em chẳng có nhu cầu vậy chắc là có bệnh. Nhưng có lẽ chồng em cũng không mặn mà về chuyện đó, cũng không muốn có con. Mong chuyên gia cho em lời khuyên giờ em phải làm gì, em thật sự bế tắc. Riết rồi em trở thành người lãnh cảm, không còn cảm giác với chồng. Em không muốn ly hôn, vì còn yêu chồng, nhưng ở gần chồng như có khoảng cách vô hình ngăn cách.
Vợ khổ tâm vì chồng luôn lạnh nhạt gối chăn. Ảnh minh họa: internet
Bạn thân mến!
Bạn đã cho chúng tôi rất nhiều dữ liệu về đời sống hôn nhân, cũng như đời sống gối chăn của vợ chồng bạn. Qua đó, chúng tôi thấy rằng, cả hai “đời sống” này hiện đều khá là… tẻ nhạt.
Về đời sống hôn nhân, anh ấy là một người đã làm tròn trách nhiệm của một người “ở chung mái nhà” với người khác, thể hiện qua việc đã chăm lo chu đáo cho cha mẹ bạn. Nhưng anh lại là người cộc cằn, vô tâm, không chia sẻ được với vợ cả về tình cảm, lẫn kinh tế gia đình, lẫn việc chăm sóc con cái. Chính bạn cũng cảm thấy “có khoảng cách vô hình” và cả hai từng tính ly hôn. Nói cách khác, anh ấy đang “ở chung mà chưa từng sống chung”.
(Ở điểm này, chúng tôi cũng khá lấn cấn, vì có chỗ, bạn nói một mình chăm sóc con, có chỗ bạn lại nói “ngoài vấn đề chuyện chăn gối thì anh rất được, không uống rượu, lo lắng cho gia đình, rất thương con…”)
Về đời sống tìnּh dụּc, tôi không rõ cảm giác của chồng bạn thế nào, nhưng rõ là bạn đang rất thất vọng. Mà quả là đáng thất vọng thật. Ai đời thanh niên 28 tuổi lấy vợ mà chẳng mặn mà gì “vụ đó”, mỗi lần sinh hoạt thì như trả bài, vợ muốn có con cũng phải chủ động “kiếm con”. Bây giờ, anh ấy chỉ mới 33 tuổi, mà “rất sợ khi lên giường ngủ”, chẳng tha thiết gì chuyện áּi âּn. Và gì nữa? Bạn chưa biết lên đỉnh là gì sau 5 năm chung sống.
Rồi dường như, bạn cũng đang bị lây “bệnh hờ hững” từ chồng, cũng “chẳng có nhu cầu gì”. Tôi nghĩ bạn không có bất thường gì về tìnּh dụּc cả, mà đó chỉ là hệ quả của sự chán chường, thất vọng do ông xã bạn gây ra thôi.
Ông xã bạn quả là không bình thường. Chuyện “không muốn bị đụng chân” khi ngủ có thể là một thói quen (chẳng hạn do khó ngủ, không muốn bị quấy rầy) và có thể thông cảm được. Nhưng chuyện hờ hững gối chăn với vợ ở tuổi sung sức nhất của đàn ông (từ khi lấy vợ là 28 tuổi, hiện nay 33 tuổi) thì rõ là “có vấn đề”.
Tuy bạn đưa nhiều dữ liệu nhưng tôi không rõ trước khi kết hôn, hai bạn đã trải qua quá trình tìm hiểu chưa, và lúc ấy, ông xã bạn thế nào: đã bộc lộ sự cộc cằn, vô tâm, đã xìu xìu khi gần gũi?
Không biết từ khi kết hôn, có một cú sốc nào quá lớn về tinh thần khiến anh ấy tự “xây một bức tường”, “đào một hố ngăn cách” với bạn chăng (chẳng hạn như anh ấy không thích ở rể nhưng phải ở, anh ấy quá mặc cảm về sự lệ thuộc kinh tế, anh ấy cảm thấy không có chỗ riêng tư cho sinh hoạt vợ chồng)?
Tôi không cho rằng có điều gì quá lớn gây sốc, làm ảnh hưởng đến tâm sinּh lּý của một người đã trưởng thành như anh ấy. Sự hờ hững “phòּng thּe” ngay từ thời còn “vợ chồng son” ở độ tuổi sung mãn khiến tôi nghi rằng anh ấy không bình thường về mặt giới tính, hoặc anh ấy có “bệnh” gì đó. Điều này, chỉ có người trong cuộc mới rõ.
Việc anh ấy làm xa nhà 60 cây số lại khiến chúng tôi nghĩ đến một tình huống khác, là anh ấy có “phòng nhì” từ khi chưa cưới.
Tất cả những điều trên chỉ là những giả thiết đặt ra để bạn tự tìm hiểu.
Bạn nên quan tâm, chăm sóc anh ấy và lựa lúc riêng tư, thích hợp để hỏi rõ về chuyện này. Phải cho anh ấy biết việc “làm rõ” là để cùng nhau giải quyết nhằm làm cho đời sống hôn nhân chung tốt đẹp hơn. Hãy cho anh ấy biết bạn rất yêu anh ấy, và muốn rằng nếu anh ấy từng yêu và còn yêu bạn thì nên trải lòng.
Trường hợp anh ấy có bệnh về tâm sinּh lּý (như yếu sinּh lּý, mất cảm xúc) thì cả hai cùng có nghĩa vụ chữa chạy. Trường hợp anh ấy chỉ giả vờ yêu bạn, lấy bạn để che mắt thiên hạ nhưng thực sự chỉ yêu người cùng giới thì bạn nên tính lại.
Tôi hiểu rằng, hoàn cảnh của bạn cũng khá phức tạp. Hiện tại, bạn rất cần một người đàn ông để cùng chăm sóc bố mẹ già và con nhỏ. Do đó, điều chúng tôi có thể khuyên bạn lúc này là cố gắng bình tâm để gỡ rối từ từ. Một buổi sáng bình yên nào đó, bạn thử ra quán sân vườn một mình, lấy một tờ giấy trắng, gạch đầu dòng những tình huống, các bước đi, cân nhắc kỹ để đi đến quyết định, rồi về nhà giải quyết từng việc một.