Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc
Ảnh minh họa

Theo nhận xét, lần đầu tiên trong 40 năm qua, đã có một cuộc "di cư ồ ạt" của dòng vốn nước ngoài khỏi Trung Quốc với số lượng lớn như vậy.

Cần lưu ý rằng vào đầu năm 2022, nhiều nhà đầu tư không cư trú đã bắt đầu đóng cửa nhiều lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế Trung Quốc.

Vào giai đoạn 2022 - 2023, số tiền bị rút đi trong các giao dịch tiền tệ của người không cư trú ở Trung Quốc lên tới 132 tỷ USD, so với mức cho vay ròng là 254 tỷ USD trong năm 2020 - 2021 và dòng vốn đầu tư 78 tỷ USD trong năm 2018 - 2019.

Đồng thời trong giai đoạn 2022 - 2023, doanh thu thuần ghi nhận trong phân khúc danh mục đầu tư chỉ là 95 tỷ USD, so với con số 424 tỷ USD của giai đoạn 2020 - 2021 và 308 tỷ USD trong năm 2018 - 2019.

Hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong giai đoạn 2022 - 2023 cũng dừng lại ở 233 tỷ USD, so với 597 tỷ USD trong năm 2020 - 2021 và 423 tỷ USD trong năm 2018 - 2019.

Như vậy trong giai đoạn 2022 - 2023, dòng vốn nước ngoài ròng chỉ là 6 tỷ USD, mặc dù trong các năm đại dịch Covid 2020 - 2021, con số ước tính là 1,3 nghìn tỷ USD và năm 2018 - 2019 là 0,8 nghìn tỷ USD.

Tính trung bình, dòng vốn nước ngoài ròng vào Trung Quốc trong giai đoạn 5 năm trước đó là khoảng 0,5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Do đó, 6 tỷ USD trong vài năm qua cho thấy đầu tư nước ngoài gần như bằng 0.

Dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc đang có dấu hiệu bước vào thời kỳ suy giảm nghiêm trọng.

Trong lịch sử, Trung Quốc từng đối diện một chu kỳ đầu tư tiêu cực, khi dòng vốn nước ngoài ròng giai đoạn 2015 - 2016 giảm xuống còn 156 tỷ USD. Hơn nữa năm 2015, dòng vốn chảy ra là 100 tỷ USD.

Trong thế kỷ 20 chưa hề có dòng vốn đầu tư nào vào Trung Quốc gần như bằng 0 trong vài năm qua.

Ngoài ra xét trên giai đoạn 2022 - 2023, dòng vốn đầu tư ròng vào Trung Quốc thấp nhất trong lịch sử được ghi nhận liên quan đến năng lực của hệ thống tài chính và doanh thu xuyên biên giới.

Những dòng vốn khổng lồ như vậy và sự gián đoạn trong hoạt động tài chính không thể gắn liền với các điều kiện tiên quyết về kinh tế (cơ chế thị trường).

Điều này có lẽ bị ảnh hưởng bởi những bất đồng chính trị với phương Tây (sự suy giảm liên lạc giữa một bên là Bắc Kinh với Washington và các đồng minh của họ), đi kèm nguy cơ xung đột, hay tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine.

Yếu tố địa chính trị hiện đang khiến Bắc Kinh chịu thiệt hại 0,5 - 0,7 nghìn tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên nền kinh tế Trung Quốc, ngay cả trong tình huống này vẫn có vẻ khá ổn định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật