Nhiệt độ Trái đất nóng lên mức kỷ lục trong 10 tháng liên tiếp, dấu hiệu báo động đỏ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiệt độ trung bình của Trái đất nóng lên trong liên tiếp 10 tháng đã đạt mức kỷ lục. Đây chính là dấu hiệu báo động đỏ cho toàn cầu.
Nhiệt độ Trái đất nóng lên mức kỷ lục trong 10 tháng liên tiếp, dấu hiệu báo động đỏ
Nhiệt độ tăng cao tại thủ đô San Salvador, El Salvador hồi tháng 3/2024 vừa qua khiến các dàn phun sương ngoài trời phải hoạt động.

Thế giới vừa bước qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử kể từ thời kỳ tiền công nghiệp đến nay. Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (Copernicus Climate Change Service - C3S) của châu Âu cho biết, tháng 3/2024 vừa qua đã đánh dấu cột mốc 10 tháng nóng liên tiếp. Trong đó, tháng nào cũng có nhiệt độ cao hơn so với tháng tương ứng trong những năm trước.

Máy đo nhiệt ghi được kết quả 120 độ F, tương đương 48 độ C tại Vườn Bách thảo Sa mạc, thành phố Phoenix, bang Arizona, Mỹ vào tháng 7/2023.

Trong bản báo cáo tháng của C3S, từ tháng 4/2023 tới tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng hơn 1,58 độ C so với nhiệt độ trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp những năm 1850 - 1900. Và năm 2023 cũng được đánh giá là năm nóng nhất kể từ năm 1850.

Bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc của C3S cho bày tỏ thái độ lo ngại với xu hướng kéo dài liên tục của nhiệt độ Trái đất tăng cao. Điều này cho thấy, khí hậu toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ nóng đã tàn phá hành tinh. Trong đó phải kể đến hạn hán ở rừng Amazon là nguyên nhân của nhiều vụ cháy rừng kỷ lục ở Venezuela từ tháng 1 tới tháng 3 năm nay, hay như hạn hán ở Nam Phi khiến mùa màng bị phá hủy, hàng triệu người dân đối mặt với nạn đói.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trái đất nóng dần lên là do khí nhà kính mà con người đã xả vào bầu khí quyển quá nhiều. Ông Friederike Otto, nhà nghiên cứu khí hậu tại viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết, phần lớn khí nhà kính đều xuất phát từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Nếu không giảm lượng khí thải nhà kính, Trái đất sẽ càng nóng lên, từ đó dẫn tới biến đổi khí hậu, hạn hán, hỏa hoạn, nắng nóng và mưa lớn.

Bên cạnh nguyên nhân chính là khí nhà kính, El Nino cũng góp phần làm Trái đất nóng lên - một hiện tượng khí hậu khiến nước biển ở phía đông Thái Bình Dương ấm lên bất thường. Trong tháng 3, các nhà khoa học biển cũng cảnh báo về hiện tượng tẩy trắng san hô đang xảy ra ở Nam bán cầu. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do nước biển ấm lên khiến san hô chết dần, đe dọa tới nguồn thức ăn của hệ sinh vật biển. Hiện tượng tẩy trắng san hô năm 2024 được đánh giá là sự kiện tồi tệ nhất lịch sử trái đất. Mặc dù trong tháng 3 vừa qua, El Nino đã giảm nhưng nhiệt độ trung bình của mặt nước biển trên toàn cầu và nhiệt độ không khí biển vẫn cao bất thường.

Hạn hán ở thành phố Bulawayo, Zimbabwe hồi tháng 3/2024 khiến người dân rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật