GDP ngành nông nghiệp ước đạt 3,83% cao nhất trong nhiều năm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp năm 2023 ước đạt 3,83%, cao nhất nhiều năm gần đây.
GDP ngành nông nghiệp ước đạt 3,83% cao nhất trong nhiều năm
Năm 2023, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế.

Trong năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,83%, là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Năm 2019, GDP ngành nông nghiệp tăng 2,67%; năm 2020 tăng 3,04%; năm 2021 tăng 3,27% và năm 2022 tăng 3,36%.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gạo ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng khoảng 30,4% so với năm 2022. Con số này giúp ngành gạo lập kỷ lục lịch sử về kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 1989 (năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo) đến nay.

Cùng với gạo, năm 2023 xuất khẩu rau quả cũng chính thức lập kỷ lục lịch sử khi đạt 5,5 tỷ USD, vượt xa con số 3,36 tỷ USD của năm 2022. Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng bùng nổ, thu về khoảng 2,3 tỷ USD, trở thành “trái cây tỷ USD” mới của Việt Nam khi chinh phục được thị trường Trung Quốc.

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 53 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 11 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước.

Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: hàng rau quả tăng trên 70% và gạo tăng trên 36%; Gạo ST25 lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới.

Bên cạnh đó, một trong những điểm sáng nổi bật trong năm 2023 đó là đã nghiên cứu, sản xuất thành công và xuất khẩu vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn Châu phi.

Trong năm 2024, Bộ NN&PTNT định hướng tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi. Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi.

Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi; Kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để bảo đảm kế hoạch sản xuất; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống thiên tai để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu; hỗ trợ các địa phương kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật