Chuyện chưa kể về con cu li cắn người ở Hà Nội: Nguy hiểm chẳng kém hổ mang!

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cu li đã phát triển cơ chế tự vệ bắt chước loài rắn hổ mang!
Chuyện chưa kể về con cu li cắn người ở Hà Nội: Nguy hiểm chẳng kém hổ mang!
Tư thế phòng vệ thông thường của cu li. Ảnh: Pinterest

Mới đây, một trường hợp vô cùng hy hữu đã xảy ra ở Việt Nam khi một phụ nữ 45 tuổi tại Hà Nội đã bị con cu li của mình cắn vào bàn tay. Chỉ sau vài phút thì nạn nhân có triệu chứng lạ như tê bì chân tay, giọng nói yếu ớt, cảm giác trống ngực...

Sau đó chị đã được đưa tới Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai cấp cứu và kết quả xét nghiệm chẩn đoán cho thấy nạn nhân đã bị nhiễm độc do cu li cắn. Đây là trường hợp nhiễm độc được ghi nhận đầu tiên ở Việt Nam khi bị cu li cắn.

Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì không ngờ một sinh vật (thường bị gọi là khỉ gió, cù lần, con xấu hổ...) có vẻ ngoài hiền lành, chậm chạp lại có thể gây nguy hiểm chết người bằng nọc độc.

Thực tế thì cu li (Nycticebus, họ cu li Lorisidae) là một trong 5 loài động vật có v‌ú có nọc độc trên thế giới (các loài còn lại là dơi quỷ (Tên khoa học: Desmodontinae), hai loài chuột chù, thú mỏ vịt, chuột chù răng khía (Tên khoa học: Solenodontidae).

Tuyến nọc của chúng được tiết ra từ ở mặt trong hai khuỷu chân phía trước (gọi là tuyến Brachial), cu li sẽ dùng lưỡi liếm chất độc này rồi liếm lên lông và da để giúp bảo vệ nó khỏi các con côn trùng và sinh vật bên ngoài tấn công.

Tuyến độc Brachial. Ảnh: Wiki

Nọc độc kết hợp với nước bọt sẽ gây nhiễm độc cho nạn nhân bị loài cu li cắn (thông thường chúng chỉ cắn phòng vệ, một số trường hợp thì cu li chủ động tấn công nhưng chúng chỉ tấn công đồng loại của mình).

Sau khi bị cắn, nạn nhân sẽ có các triệu chứng nhiễm độc như đau buốt nghiêm trọng, tê bì, đau đầu, buồn nôn, rối loạn cảm giác, run rẩy, mệt mỏi khó chịu toàn thân, rối loạn đông máu. Ngoài ra còn có thể bị sốc phản vệ hay dị ứng dẫn đến t‌ử von‌g.

Nọc độc của cu li chẳng kém gì rắn hổ mang

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Venomous Animals and Toxins including Tropical Diseases thậm chí còn cho thấy loài cu li tiến hóa cơ chế nọc độc tự vệ bắt chước các loài rắn độc như rắn hổ mang.

Khi gặp nguy hiểm, cu li sẽ phát ra tiếng rít như rắn độc và ở tư thế phòng vệ đặt hai tay lên đầu (Xem ảnh trên cùng). Ở tư thế này chúng sẽ mở rộng tay như một con rắn đang phùng mang và kết hợp với các hoa văn màu đen trên lông, mặt để mô phỏng 1 con rắn hổ mang bành.

Cu li bắt chước rắn hổ mang bành. Ảnh: Popsci

Để tăng hiệu ứng, chúng còn có thể uốn lượn c‌ơ th‌ể như một con rắn nhờ xương đốt sống đặc biệt của mình. Đồng thời con cu li sẽ liếm nọc độc từ tuyến độc và sẵn sàng tấn công kẻ thù bất cứ lúc nào.

Lý do cho sự tiến hóa của cơ chế phòng vệ độc đáo này là do cu li và hổ mang đã phát triển cùng nhau trong suốt 8 triệu năm ở châu Á. Mặc dù nguy hiểm chẳng kém rắn hổ mang nhưng loài cu li hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật