TPHCM kiểm soát dịch Covid-19 như thế nào sau ngày 15/11?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau hơn một tháng nới lỏng giãn cách, tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM có xu hướng phức tạp trở lại. Dự kiến, thành phố này sẽ có những điều chỉnh về các hoạt động trong thời gian tới.
TPHCM kiểm soát dịch Covid-19 như thế nào sau ngày 15/11?
Tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM có xu hướng phức tạp sau hơn một tháng mở lại các hoạt động (Ảnh: Phạm Nguyễn).

Theo văn bản chỉ đạo của UBND TPHCM về việc mở lại các hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ, đến hết ngày 15/11, việc thí điểm phục vụ đồ uống có cồn tại quận 7 và TP Thủ Đức sẽ hoàn tất. Sau quãng thời gian này, lãnh đạo quận 7 và TP Thủ Đức cần đánh giá, rút kinh nghiệm để thành phố tiếp tục triển khai, nhân rộng ở các địa bàn khác.

Trong các cuộc trao đổi với báo chí, lãnh đạo TPHCM cho biết, còn nhiều ý kiến bày tỏ chưa nên bán bia, rượu tại quán ăn tại chỗ, những băn khoăn này là chính đáng. Đối với các hoạt động, dịch vụ khác, thành phố cần chọn các giải pháp trên cơ sở được gì và mất gì nếu mở lại. 

"Thông qua việc xét nghiệm, giám sát hàng ngày, thành phố sẽ phân vùng nguy cơ và điều chỉnh các hoạt động theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128. Dự kiến đến ngày 15/11, thành phố sẽ công bố chính thức về các điều chỉnh trong thời gian sau đó" - ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, chia sẻ.

Nguồn lây của những F0 từ đâu?

Bước sang tuần thứ 2 của tháng 11, những dấu hiệu phức tạp của dịch Covid-19 tại TPHCM được bộc lộ ngày càng rõ nét. Chỉ sau một tuần, ca mắc mới tăng nhanh ở các huyện Cần Giờ, Nhà Bè khiến cả 2 địa phương này tăng cấp độ dịch.

Theo lý giải của ngành y tế, huyện Nhà Bè có 2 khu công nghiệp lớn, trong quá trình trở lại làm việc, nhiều người lao động có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Những ca mắc Covid-19 tăng tại huyện Cần Giờ liên quan đến việc trở về địa phương của một nhóm công nhân từ 2 khu công nghiệp trên.

Bí thư Thành ủy TPHCM nhìn nhận, thành phố cần sớm làm rõ được nguồn lây của những ca F0 xuất hiện gần đây (Ảnh: H.N.).

Ngay sau khi nhận diện được yếu tố nguy cơ tại khu vực sản xuất, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM đã dẫn đầu các đoàn công tác làm việc với Ban Quản lý khu công nghệ cao và Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố. 

Trao đổi với báo chí bên lề buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM nhận định, xu hướng của dịch Covid-19 gần đây đáng lo ngại. Một trong những phần việc quan trọng hiện tại là xác định các nguồn lây của những F0 mới xuất hiện.

"Lãnh đạo thành phố đang cho báo cáo, phân tích về nguồn lây. Hiện tại, ở đây thì nói các F0 từ địa phương lên, các địa phương lại nói F0 từ đây về. Khi các doanh nghiệp đã quản lý chặt chẽ rồi, thì các địa phương khi xuất hiện F0 cần biết nguồn lây từ đâu", ông Nguyễn Văn Nên nhìn nhận.

Đề làm rõ được vấn đề đó, ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, các địa phương cần làm rõ được F0 đi từ đâu đến và tiền sử tiêm chủng vaccine Covid-19. Những đội phản ứng nhanh cần được thành lập ngay để ngay khi xuất hiện ca nhiễm, ổ lây nhiễm có thể phản ứng và phân tích kịp thời.

Phương án nào để kiểm soát các hoạt động?

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết hiện tại dịch Covid-19 toàn địa bàn đang ở cấp độ 2. Tuy nhiên, cấp độ dịch Covid-19 ở từng địa phương là khác nhau. Khi tình hình dịch Covid-19 có diễn biến xấu đến một mức nào đó, việc siết lại các hoạt động là điều cần làm, thành phố sẽ đánh giá tình hình dịch mỗi tuần và đưa ra quyết định về độ mở.

Thông qua việc xét nghiệm, giám sát hàng ngày, thành phố sẽ phân vùng nguy cơ và điều chỉnh các hoạt động theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128. Dự kiến đến ngày 15/11, thành phố sẽ công bố chính thức về các điều chỉnh trong thời gian sau đó.

Dù đã đánh giá cấp độ dịch Covid-19 với từng địa bàn, công tác kiểm soát của TPHCM vẫn gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Hữu Khoa).

"Hiện nay, chúng ta không thể có giải pháp hoàn hảo mà chỉ có giải pháp tốt hơn. Các giải pháp được dựa trên đánh giá giữa được gì và mất gì nếu cho phép hoạt động hoặc không cho phép", người đứng đầu chính quyền thành phố nêu.

Ông Phan Văn Mãi cho biết, quan điểm của thành phố là sống thích ứng với dịch. Tuy nhiên, quá trình đi đến việc thích ứng ấy cần thời gian để hoàn thiện, việc mở cửa cần chắc chắn và không thể có trạng thái bình thường như trước.

Nhìn nhận về những khó khăn, thách thức của thành phố trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TPHCM - cho rằng ngay cả khi các hoạt động được mở lại theo từng bước, công tác kiểm soát vẫn gặp nhiều khó khăn. Dù đã đánh giá tình hình dịch Covid-19 tại từng địa phương, nhưng thành phố chưa thể kiểm soát được người đi từ vùng này sang vùng khác, nơi áp dụng các thí điểm mới cho các hoạt động cũng không thể ngăn cản người từ nơi khác đến.

Có nên mở rộng phục vụ rượu, bia?

Sau hơn nửa tháng thí điểm phục vụ rượu, bia tại hàng quán bán tại chỗ ở quận 7, TP Thủ Đức, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TPHCM - cho biết, việc thí điểm phục vụ đồ uống có cồn tại thành phố Thủ Đức, quận 7 được kiểm tra, giám sát thường xuyên và không phát sinh vấn đề tiêu cực.

Lãnh đạo Sở Công Thương nêu quan điểm, việc ngồi cùng bạn bè cũng là cách thức giải tỏa căng thẳng, tránh những tác động tiêu cực của dịch bệnh. Xét cả yếu tố về độ bao phủ vaccine Covid-19, ông Bùi Tá Hoàng Vũ kiến nghị UBND TPHCM xem xét, cho phép được phục vụ đồ uống có cồn tại tất cả hàng quán.

Lãnh đạo các sở, ngành đồng tình, thành phố có thể mở rộng một cách có kiểm soát việc phục vụ rượu, bia tại chỗ (Ảnh: Hải Long).

Đồng tình với ý kiến trên, lãnh đạo Sở Y tế và Sở Du lịch TPHCM cùng nhìn nhận, thành phố nên mở rộng một cách có kiểm soát việc kinh doanh rượu, bia tại nhà hàng. Việc phục vụ đồ uống có cồn cần được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các bộ tiêu chí an toàn với Covid-19.

Chia sẻ góc nhìn về vấn đề này, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, còn nhiều ý kiến chưa nên cho bán rượu, bia tại quán ăn ở thời điểm này. Ông Mãi đánh giá, những băn khoăn trên là chính đáng. Do đó, sau khi kết thúc thời gian thí điểm đến ngày 15/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM sẽ rút ra những kinh nghiệm của quận 7 và thành phố Thủ Đức để tính toán phương án tiếp theo.

"Nếu tình hình dịch bệnh chuyển biến tốt, thí điểm này sẽ được mở rộng ở những địa bàn an toàn và có nhu cầu" - người đứng đầu chính quyền thành phố nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13314
  1. F0 mới ở huyện Bình Chánh TP HCM chủ yếu từ người dân tự test nhanh
  2. TP.HCM cho phép nhiều dịch vụ hoạt động theo cấp độ dịch
  3. TP.HCM: Nhân viên y tế xin thôi việc vì “gia đình khó chấp nhận người vợ 5 tháng không về”
  4. Chủ tịch nước: TP.HCM cần chuẩn bị tâm thế chủ động cho đợt dịch thứ 5
  5. TP.HCM tăng cường trạm y tế lưu động khi số ca F0 tăng nhanh
  6. Saigon Expresso: 4 quận, huyện tăng nguy cơ dịch
  7. TP Hồ Chí Minh: Nhiều quận, huyện tăng F0, “vùng xanh” bị thu hẹp
  8. TP.HCM điều trị hơn 47.000 F0 tại nhà, dịch cấp độ 2...
  9. Tro cốt hơn 17.000 người mất vì COVID-19 tại TP.HCM đã về với người thân
  10. Bác sĩ tư vấn sức khỏe nổi tiếng Lương Lễ Hoàng qua đời vì Covid-19
  11. 47.000 F0 ở TP.HCM đang được điều trị tại nhà
  12. TPHCM: Dịch COVID-19 vẫn cấp 2, có 4 quận huyện tăng cấp
  13. 86% F0 nhập viện tại TPHCM đã tiêm vaccine Covid-19: Có bất thường?
  14. TP.HCM ở cấp độ 2, riêng huyện Cần Giờ cấp độ 3
  15. Chủ tịch TP.HCM: F0 tăng nằm trong dự kiến vì mở cửa, tiếp xúc nhiều hơn
  16. Toàn cảnh Bản đồ Covid-19 TP HCM ngày 15-11
  17. TPHCM: Vẫn còn một huyện có cấp độ dịch 3 - nguy cơ cao
  18. Vì sao Sở Y tế TP.HCM đề xuất sớm mở lại các khu cách ly?
  19. Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ
  20. F0 tăng, Thủ Đức ra quân 2.000 người về cơ sở chống dịch
  21. Tin tức Covid-19 ngày 14.11: F0 gia tăng, TP.HCM thực hiện chiến lược đánh chặn dịch từ xa
Video và Bài nổi bật