Hàng quán ở TPHCM bao giờ mới được phục vụ khách tại chỗ?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngoài việc phục hồi kinh tế, việc mở lại nhà hàng, quán ăn tại chỗ sẽ giúp TPHCM giải quyết được bài toán về việc làm, tạo sinh kế cho người dân sau quãng thời gian giãn cách xã hội kéo dài.
Hàng quán ở TPHCM bao giờ mới được phục vụ khách tại chỗ?
Các nhà hàng, quán bar trên phố Bùi viện sầm uất đã phải dừng hoạt động 150 ngày qua (Ảnh: Hải Long).

Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 của TPHCM, địa phương này đang ở cấp độ 2, nguy cơ lây nhiễm ở mức trung bình. Theo các quy định trong Nghị quyết 128 của Chính phủ, thành phố đã đủ điều kiện để mở lại một số hoạt động, dịch vụ đã phải tạm ngừng để phục vụ công tác phòng, chống dịch suốt 150 ngày qua, trong đó có các nhà hàng, quán ăn.

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, nhà hàng, quán ăn tại thành phố đã phải tạm dừng phục vụ tại chỗ từ ngày 28/5, trước thời điểm áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Với đặc điểm đô thị sôi động bậc nhất cả nước, việc tạm ngừng hoạt động đã khiến không ít cơ sở kinh doanh phải gồng lỗ, tạm đóng cửa bởi chi phí vận hành và chi phí mặt bằng quá lớn.

Với việc đạt được những kết quả khả quan về tình hình dịch Covid-19 trong nhiều ngày liên tiếp, cùng với những quy định cụ thể của Nghị quyết 128 đối với các hoạt động, người dân, doanh nghiệp tại thành phố đông dân nhất cả nước đứng trước hi vọng về ngày hàng quán được mở bán tại chỗ, đời sống, sản xuất, kinh doanh phần nào trở lại như trước kia.

Nhà hàng, quán ăn được hoạt động không hạn chế

Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, TPHCM cùng các địa phương đang ở cấp độ 2 của dịch Covid-19. Điều đó đồng nghĩa với việc, thành phố được mở lại hầu hết các hoạt động và hạn chế, có điều kiện đối với một số loại hình có nguy cơ lây nhiễm cao.

Cụ thể, đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Nghị quyết của Chính phủ quy định các địa phương thuộc cấp độ 2 được hoạt động trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống; các cơ quan, công sở. Điều kiện để hàng quán bán tại chỗ trong trường hợp này là cần đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19, UBND cấp tỉnh quy định những điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn, hạn chế số lượng người mua, bán cùng một thời điểm.

Theo Nghị quyết 128, TPHCM cùng các địa phương đang ở cấp độ dịch thứ 2 được mở lại nhiều hoạt động (Ảnh: Phạm Nguyễn).

Bên cạnh đó, cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch cũng được phép hoạt động. Các đơn vị cần có kế hoạch, chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giảm công suất, số lượng người tham dự.

Theo thông báo mới nhất của UBND TPHCM về kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn. Sau khi đối chiếu với Nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định 128 của Bộ Y tế, TPHCM đang ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình.

Đối với cấp quận, huyện, TP Thủ Đức, TPHCM có 9 địa phương đạt cấp độ một là thành phố Thủ Đức, quận 1, 7, 8, 10, Gò Vấp, Tân Bình, huyện Cần Giờ và Củ Chi. 12 địa phương đạt cấp 2 là các quận, huyện còn lại, ngoại trừ quận Bình Tân thuộc cấp độ 3.

Dù hầu hết các địa phương thuộc TPHCM đã đạt cấp độ một hoặc cấp độ 2, tuy nhiên, tính đến hiện tại, việc mở lại cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ vẫn chưa được nơi nào thực hiện. 

Theo lý giải của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, hiện tại, thành phố đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 18 của UBND thành phố. Chỉ thị 18 của TPHCM chưa cho phép thực hiện bán tại chỗ mà chỉ cho phép các hàng quán bán mang đi.

Như vậy, trước khi thực hiện mở lại các hoạt động không có trong danh mục cho phép của Chỉ thị 18, các địa phương cần báo cáo và xin ý kiến UBND thành phố hoặc chờ đợi các quyết định từ cấp cao hơn.

Quan điểm của TPHCM về việc quán ăn bán tại chỗ

Từ thời điểm áp dụng việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ cuối tháng 9, quan điểm "an toàn tới đâu, mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn" là quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo TPHCM tại các buổi họp và phát biểu với báo giới.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, chia sẻ: Thành phố cần phân loại đến từng xã, phường thuộc cấp độ dịch bệnh nào để áp dụng các khuyến cáo phù hợp. Tuy nhiên, các biện pháp áp dụng cần được tính toán kỹ để tránh việc mỗi địa phương áp dụng một phương án.

"Thành phố sẽ đánh giá từng địa phương, xác định các hoạt động được thực hiện và xem xét trên bối cảnh của toàn thành phố. Các biện pháp cần vừa cục bộ, vừa toàn diện", ông Phan Văn Mãi thông tin.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa).

Tại cuộc họp với các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức về tình hình kinh tế - xã hội chiều 19/10, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo trong thời gian tới, các đơn vị cần nghiên cứu việc mở lại hoạt động ăn uống tại chỗ, hoạt động bán vé số để tạo sinh kế cho người dân.

Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, khi mở lại các hoạt động này, thành phố sẽ giải quyết được vấn đề việc làm của hàng triệu người sau đợt bùng phát dịch Covid-19, giúp thành phố giảm bớt gánh nặng trong công tác an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc mở lại các hoạt động này cần đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM cũng từng chia sẻ, quan điểm của thành phố là mở dần các hoạt động, dịch vụ trên địa bàn. Với đặc điểm là đô thị dịch vụ, thành phố cần từng bước mở cửa để phát triển kinh tế dựa trên các bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19.

Là một đô thị dịch vụ, việc mở lại hàng quán bán tại chỗ là điều cần thiết với TPHCM thời điểm này (Ảnh: Phạm Nguyễn).

Chủ tịch UBND TPHCM thông tin thêm, các hoạt động được mở lại sẽ dựa trên đánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn. Cụ thể, những địa bàn được đánh giá an toàn sẽ được mở lại nhiều hoạt động hơn những nơi có nguy cơ cao.

"Việc mở lại các hoạt động cũng dựa trên tinh thần của Nghị quyết 128. Tùy thuộc vào hoạt động mở lại mà địa phương có thể tự quyết hoặc cần thành phố quyết định", ông Phan Văn Mãi thông tin.

Các tiêu chí để hàng quán mở bán tại chỗ

Ngày 24/10, ông Lê Minh Hải, Phó trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, đã ký tờ trình gửi UBND thành phố về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Theo bản dự thảo của bộ tiêu chí, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được hoạt động khi đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các quy định liên quan đến phòng, chống Covid-19.

Hàng quán tại TPHCM có thể được mở lại nếu đáp ứng 6 tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 (Ảnh: Phạm Nguyễn).

Trong đó, tiêu chí đầu tiên là các cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có mã QR đã đăng ký tại Cổng thông tin An toàn Covid-19 TPHCM.

Tiêu chí thứ 2 là cơ sở cần đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm đúng theo quy định. Trong đó, hàng quán cần tuân thủ các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, chứng từ liên quan...

Tiêu chí thứ 3 là các cửa hàng cần có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế, bố trí khu vực giao - nhận hàng. Tại mỗi nhà hàng, nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, phương tiện làm khô tay, khăn lau tay cần được trang bị.

Tiêu chí thứ 4 là người lao động, người đến cơ sở (người giao nhận, khách hàng, người liên hệ...) phải tuân thủ 5K, thực hiện quét mã QR theo hướng dẫn ngành y tế.

Tiêu chí thứ 5 là tùy vào cấp độ dịch, cơ sở kinh doanh hạn chế số người bán, mua thực phẩm cùng lúc.

Tiêu chí thứ 6 là các cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ không sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong không gian kín, không bán rượu bia. Khách ăn, uống tại chỗ phải đảm bảo các quy định phòng, chống Covid-19.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13146
  1. TP HCM đề xuất tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 vào cuối năm
  2. TP.HCM dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên
  3. TP.HCM sẽ tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu
  4. TP.HCM sắp tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người có nguy cơ cao
  5. Vì sao hạn chế khu vực bán rượu, bia tại TP.HCM là không cần thiết?
  6. “4 tháng chống dịch TP HCM bằng kinh nghiệm cả đời bác sĩ”
  7. Cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch làm việc gấp 3-5 lần bình thường
  8. Chủ quán bar tự đặt tiêu chí phòng dịch chờ ngày được phục vụ khách tại chỗ
  9. Phố sủi cảo lớn nhất Sài Gòn
  10. UBND TP HCM chỉ đạo khẩn về nhà trọ, nhà ở cho công nhân
  11. TP.HCM: Quận Bình Thạnh đang tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh từ 12 tuổi
  12. Bí thư Thành uỷ TPHCM: Không thể diễn tả hết những đóng góp của lực lượng y tế chi viện chống dịch COVID-19
  13. Hàng ngàn học sinh khối 12 ở TP.HCM háo hức, hồi hộp được tiêm vắc xin
  14. TP.HCM: Quy trình mới về xử lý F0 tại cộng đồng
  15. Người dân TP.HCM cần biết quy định mới nhất về xử lý F0 Covid-19 tại cộng đồng
  16. Nhà hàng tiệc cưới ở TP.HCM được phép sử dụng rượu bia
  17. F0 nhẹ được đề xuất nơi cách ly
  18. TP.HCM sẽ trả chi phí cho bệnh viện tư tham gia điều trị Covid-19
  19. Cà phê quận 1 đón khách, nhà hàng vẫn lác đác ngày đầu bán tại chỗ
  20. Phương Trang xin gia hạn tổ chức chuyến xe 0 đồng đi đến TP.HCM
  21. TP.HCM: Danh sách nhận hỗ trợ đợt 3 lên tới hơn 7,3 triệu người
  22. TP.HCM: Thí điểm ứng dụng SmartCare quản lý F0 cách ly tại nhà ở Q.Bình Tân
Video và Bài nổi bật