Loài thạch sùng mí ở Cát Bà quý hiếm sao cần bảo tồn gấp?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thạch sùng mí Cát Bà là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ được tìm thấy ở đảo Cát Bà. Mới đây, các giải pháp bảo tồn loài động vật này đã được Hội đồng khoa học cấp thành phố Hải Phòng đánh giá và nghiệm thu.
Loài thạch sùng mí ở Cát Bà quý hiếm sao cần bảo tồn gấp?
Tuy mới được phát hiện và mô tả dựa trên bộ mẫu chuẩn thu được từ đảo Cát Bà vào năm 2008, nhưng thạch sùng mí đã nhanh chóng trở thành đối tượng bị săn bắt, buôn bán.

Thạch sùng mí được đưa vào danh lục đỏ IUCN (các loài cực kỳ nguy cấp trên thế giới) vào năm 2016. Vì vậy, vườn quốc gia Cát Bà đã chủ trì công trình nghiên cứu các giải pháp bảo tồn loài thạch sùng mí Cát Bà.

Thạch sùng mí Cát Bà có tên khoa học là Goniurosaurus catbaensis, chúng có thâ‌n hìn‌h mảnh dẻ, dẹp, chiều dài thân từ 84 đến 111mm.

Lưng của chúng có màu nâu với những vệt màu xám, nhiều đốm màu vàng phần giáp với sườn. Chúng sống trong khe đá và hang động trên các vách núi thuộc Khu sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng).

Do chỉ kiếm ăn vào ban đêm, nên thạch sùng mí Cát Bà có đôi mắt rất lớn để giúp chúng dễ dàng kiếm mồi và phát hiện kẻ thù. Bộ da và đôi mắt được phối màu đẹp đến từng chi tiết, nên chúng được các nhà khoa học gọi là “nữ hoàng thạch sùng mắt to”.

Các nhà nghiên cứu bò sát Việt Nam phân biệt chúng với nhóm thạch sùng thường vì gờ mí mắt nổi rõ hơn hẳn. Tuy nhiên tên tiếng Anh phổ thông lại là Leopard geckos vì da nó có đốm như da báo và màu sắc sặc sỡ.

Nhà sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung cho biết: "thạch sùng mí ngoài những chiếc chân dài, chúng được tạo hóa trang điểm cho chiếc “áo khoác” sắc màu đẹp đến từng chi tiết. Với chiếc đuôi nguyên bản chỉ hơi phồng ở gốc, nhưng khi chúng bị đứt đuôi thì cái đuôi tái sinh sẽ phồng lên lớn hơn so với bình thường và rất rõ."

Những chiếc đuôi tái sinh của các loài thằn lằn nói chung và thạch sùng mí nói riêng là một quá trình phát triển hết sức thú vị của nhóm bò sát này.

Đuôi tái sinh không chỉ phát triển hệ cơ, mạch máu, hệ xương mà còn cả hệ thần kinh và đây là một sự phát triển đáng ngạc nhiên khiến cho các nhà nghiên cứu cần nhiều thời gian nghiên cứu sâu.

Nhóm tác giả đề tài đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học, hiện trạng quần thể, các nhân tố đe dọa loài và sinh cảnh sống của loài thạch sùng mí Cát Bà trên cơ sở thiết lập 15 tuyến điều tra, khảo sát trên các đảo lớn nhỏ thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà.

Qua nghiên cứu các mối đe dọa với loài thạch sùng mí Cát Bà (gồm săn bắt, buôn bán và sử dụng, phát triển du lịch thiếu kiểm soát, phá hủy sinh cảnh, biến đổi khí hậu), nhóm nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn loài này.

Trong đó, một số giải pháp tiêu biểu như: đề xuất các địa điểm ưu tiên bảo tồn loài theo các tuyến khảo sát; các giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách, tuần tra giám sát (sự quan tâm phối hợp của các ngành hữu quan, kiểm soát săn bắt và buôn bán, tuyên truyền giáo dục...).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật