Rưng rưng chu‌yện tìn‌h gã trai mù bán vé số, lấy cô gái bại liệt 1 đời chồng bị ép “bán hoa”

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có lẽ trong thời đại bây giờ, hình ảnh ‘một túp lều tranh 2 trái tim vàng’ bỗng trở nên khan hiếm. Bởi tình yêu mà không đi kèm vật chất hay điều kiện kinh tế thì thật khó để trường tồn.
Rưng rưng chu‌yện tìn‌h gã trai mù bán vé số, lấy cô gái bại liệt 1 đời chồng bị ép “bán hoa”
Anh Thức, chị Nga dẫn nhau đi bán vé số giữa trời trưa nắng (Ảnh: Tiền Phòng)

Minh chứng là nhiều bạn trẻ bây giờ thường dẫn nhau đi ăn nhà hàng, uống trà sữa, phượt khắp mọi miền hoặc dẫn nhau vào khách sạn hạng sang. Nhưng khi đã kết hôn thì xảy ra xích mích, người này tố người kia, người kia đi kiện cáo ầm ĩ.

Như mới nhất là câu chuyện của anh chàng diễn viên Trọng Hưng và cô vợ Âu Hà My náo nhiệt trên khắp các mặt báo, khiến nhiều người ngao ngán.

Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy đến với câu chuyện cổ tích của những người nghèo, họ không lấy nhau vì tiền, họ không biết nói lời hoa mỹ ngôn tình khi cầu hôn… nhưng chính vì thế lại xúc động hơn bao giờ hết!

Giữa trưa nắng chang chang, chàng trai mù Lư Trí Thức 27 tuổi, đẩy xe lăn đưa vợ bại liệt Nguyễn Thị Thanh Nga 32 tuổi, đi ăn xin trên đường phố ở khu vực 1, phường Hiệp Thành (TX Ngã Bảy, tỉnh Sóc Trăng). Để bắt đầu câu chu‌yện tìn‌h của họ - phải kể đến những nghiệt ngã của cuộc đời.

Chị Thanh Nga sinh ra khi cha đẻ mất sớm, mẹ suốt ngày bài bạc rồi gặp cha dượng là một người nát rượu, ngày nào cũng say xỉn. Năm 1 tuổi chị sốt cao khiến chân và tay trái bị liệt. Tuổi thơ của Thanh Nga đói rách, tủi nhục.

17 tuổi, Nga trốn nhà theo bạn bè lên thành phố. Ít bữa, bị đám bạn bỏ rơi, không biết nương vào đâu Nga phải ngủ bờ ngủ bụi, đi xin ăn bữa đói bữa no. Thế rồi đến một ngày số phận gắn kết cô với người thanh niên tên Nhạn.

Cô theo Nhạn về nhà nhưng gia đình anh không chịu, hai người mướn nhà trọ ở. Ít lâu sau, Nga có bầu. Buồn là đúng thời gian đó, Nhạn nghe theo gia đình không đoái hoài đến cô nữa. Biết số phận những ngày tới sẽ gian nan, trong khi thai nhi ngày một lớn, Nga đi bán vé số dành dụm tiền.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Gần tới ngày sinh, cô lần mò về quê, nhờ trời thương kẻ tật nguyền, mẹ tròn con vuông và bé gái được đặt tên Nguyễn Thị Xuân Mai. Sau một tháng, Thanh Nga gửi con cho bà ngoại, trở lên thành phố, tìm đến nhà Nhạn thì gia đình anh ta ra điều kiện cô phải nuôi gia đình chồng.

Cứ thế, đồng tiền tủi nhục mà Nga kiếm được thường bị cướp sạch, hoặc là Nhạn, kẻ mà cô gọi là chồng hoặc đám xì ke, m‌a tú‌y những khi Nhạn vắng mặt. Họ thường hung dữ bó‌p c‌ổ cô lấy tiền mà cô không dám hé răng. Cho đến ngày cô được công an thu gom vào một trung tâm cải tạo vì đang hành nghề gái ’bán hoa’ (do bị ép).

Còn tuổi trẻ của anh Lưu Trí Thức cũng đầy tủi cực. Anh là con trai đầu trong một gia đình 6 anh em vô cùng nghèo khó. Năm Thức lên 5 tuổi, bị bệnh mù hai mắt. Cuộc sống ngày càng nghèo khổ. Cha mang bệnh nặng không tiền thang thuốc nên đã chết. Miếng đất ở đậu bị lấy lại, hai mẹ con Thức lang bạt đi xin ăn.

Vào một buổi tối, Thức cầm hơn 100 tờ vé số mò mẫm đi bán trên cầu Bình Thủy (Bình Thuỷ, Cần Thơ) có chiếc xe máy ghé lại hỏi mua vé số. Như thường lệ, Thức trao xấp vé số cho người ta lựa để mua, thế rồi kẻ cầm xấp vé số đã phóng xe chạy mất.

Bị cướp trắng tay, không biết đâu mà lần, vừa lo sợ vừa thương mẹ ở nhà đang đói chờ cơm, Thức ngồi xuống vệ cầu Bình Thủy khóc nức nở. Trên đường, dòng người xe tấp nập lao qua không ai để ý đến chàng trai mù bên lề, cho đến lúc một cô gái bị liệt chân cà nhắc lết đến và dừng lại, đó là Nguyễn Thị Thanh Nga.

Thanh Nga kể: “Thấy chàng trai ngồi khóc, biết là dân bụi gặp nạn, nên em ngồi xuống thăm hỏi. Sau một hồi khuyên lơn, an ủi, sẵn có tiền đi xin trong ngày, em dẫn Thức đi ăn uống”. Tối đó hai người tâm sự đến khuya, rồi nhận ra nhau là cũng đã từng ở trại cải tạo, bị thu gom lúc Thức đi xin ăn ngủ bờ ngủ bụi.

Sau thời gian tìm hiểu, chuyện mất vé số trở thành duyên nợ của hai người, Thức và Thanh Nga đồng ý sống chung làm nghề đi ăn xin. Hạnh phúc đơn sơ đầu tiên của Thanh Nga là được mẹ chồng chấp nhận làm con dâu. Họ thuê một túp nhà lá để che nắng mưa, cơm nước có mẹ chồng ở nhà lo liệu. Ngôi nhà trở nên ấm cúng, rộn tiếng nói cười.

Niềm tin vào cuộc đời, tình người tưởng như không còn ở Thanh Nga, nay đã được người chồng khiếm thị thắp lên, bừng sáng. Mong ước lớn nhất của hai người là có nhà, có hộ khẩu, giấy tờ hợp pháp, có sổ hộ nghèo và giấy kết hôn. Thanh Nga cũng ước mong đem con gái đầu về nuôi.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Vậy là cuối cùng, hai mảnh đời đầy khó khăn, sóng gió đã tìm thấy nhau, cho nhau một điểm tựa. Họ đều là những con người rất nghèo và bất hạnh nhưng đều có một điểm chung là nghị lực sống phi thường.

Nào ai nghĩ, một cô gái bại liệt, sống với mẹ cùng tuổi thơ ám ảnh, khốn khó. Lúc lớn lên đi theo gã chồng tệ bạc, làm dâu thì bị chửi lên mắng xuống, tiền kiếm được bao nhiêu cũng không có một đồng trong người. Chua chát hơn, chị phải làm nghề ’bán hoa’ để kiếm sống.

Nhưng rồi chị gặp được anh, một chàng trai mù lòa nhưng hiếu thảo, dù có những khoảng thời gian vô cùng bế tắc, anh vẫn không buông bỏ gia đình.

Một người đàn ông như thế, xứng đáng làm chỗ dựa cho chị cả đời, hơn hẳn những kẻ giàu sang nhưng chỉ biết ba hoa chích chòe, phản bội vợ con hoặc gặp khó khăn thì chui vào gầm chạn.

Có lẽ, chu‌yện tìn‌h của họ còn đẹp hơn cả cổ tích, dẫu thời nay giới trẻ ai cũng mong tìm được soái ca, được nghe những lời hoa mỹ mà các bạn định nghĩa đó là ‘ngôn tình’ lãng mạn.

Nhưng nếu trải qua sóng gió cuộc đời, trải qua hôn nhân tan vỡ, phụ nữ sẽ hiểu một điều rất bình dị, hạnh phúc của người đàn bà là khi tìm được một người đàn ông thật bụng thương mình, đơn giản vậy thôi mà thật khó để kiếm giữa thế gian này!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật