Đến phường xin giấy đi đường vì “ở nhà chán quá”

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp ở Hà Nội không đúng ngành nghề thiết yếu cũng đến trụ sở phường xin xác nhận giấy đi đường, có lao động tự do đến xin giấy xác nhận đi đường vì “ở nhà chán quá“.
Đến phường xin giấy đi đường vì “ở nhà chán quá”
Người dân ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) đến xin xác nhận giấy đi đường trong ngày 9-8 - Ảnh: Ngô Nhung

Sáng 10-8, UBND TP Hà Nội phát đi văn bản hỏa tốc về việc triển khai các chỉ đạo của UBND TP tại Công văn số 2562/UBND-KT ngày 7-8-2021 (về việc siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội). Theo đó, người đi đường chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) kèm theo giấy đi đường (mẫu giấy đi đường đã được ban hành kèm theo Công văn số 2434/UBND-KT ngày 29-7-2021).

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết thực tiễn cho thấy sau hơn 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội, một trong những hạn chế lớn nhất là nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm yêu cầu của TP. Số người ra đường còn đông, trong đó có không ít trường hợp không đúng đối tượng, không đúng mục đích. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả phòng, chống dịch; một phần làm cho tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát, lây lan rộng, đe dọa an toàn sức khoẻ, tính mạng người dân nếu không kịp thời có biện pháp mạnh để khắc phục.

Theo một cán bộ ở Bộ phận Một cửa UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), sau khi UBND TP Hà Nội ra Công văn 2562 về việc siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội, cơ quan này đã xác nhận, duyệt trực tiếp giấy đi đường cho hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo vị cán bộ này, Công văn 2562 do UBND TP Hà Nội ban hành đã nêu rõ UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận giấy đi đường đối với 4 nhóm trên nguyên tắc "chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ nơi đến địa bàn", gồm: Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ được cấp phép hoạt động trên địa bàn trong thời gian giãn cách xã hội; phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn (nơi đơn vị hoạt động) để được kiểm tra, xác nhận giấy đi đường (hoặc xác nhận danh sách kèm theo).

UBND phường Hoàng Liệt không cấp hay xác nhận giấy đi đường cho các đối tượng là cá nhân vì không thuộc diện được cấp. Một số doanh nghiệp có số lượng đông cán bộ, công nhân viên đi làm thì phải trình phương án sản xuất, lịch trực, phương án phòng dịch… để xem xét, phê duyệt. Trong ngày 9-8, có trường hợp đến xin xác nhận giấy đi đường vì… "ở nhà chán quá". Khi được hỏi làm công việc gì thì người này trả lời là lao động tự do.

"Họ cứ thấy có thông báo yêu cầu xác nhận giấy đi đường là họ kéo đến mà không cần biết mình thuộc nhóm đối tượng nào. Khi không được xét duyệt giấy tờ, có người còn to tiếng. Phía phường đã tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và nắm rõ quy định của TP" - cán bộ UBND phường Hoàng Liệt nói.

Còn một lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt cho hay trong ngày 9-8, đã có nhiều đơn vị, cơ sở không đúng ngành nghề thiết yếu cũng đến trụ sở xin xác nhận giấy đi đường. Bên cạnh đó, một số đơn vị còn duyệt thêm người ngoài, không là cán bộ, công nhân viên của công ty vào danh sách kèm theo. Có công ty gần 50 người đến xin xác nhận để công nhân đi cắt cỏ, tỉa cây trong thời gian giãn cách xã hội. Vì vậy, để việc cấp, xác nhận giấy đi đường được bảo đảm chặt chẽ, phường Hoàng Liệt đã yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở phải xuất trình thêm danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; yêu cầu các bên cung cấp cung đường cụ thể sẽ di chuyển; giấy phép đăng ký kinh doanh…

Còn đại diện UBND phường Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết trên địa bàn phường không xảy ra tình trạng ùn ứ khi cấp giấy xác nhận cho các cơ quan, đơn vị.

"Trong ngày 9-8, trên địa bàn phường chỉ có vài người đến xin xác nhận giấy đi đường. Các thủ tục, giấy tờ được cán bộ giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện hết sức cho người dân, doanh nghiệp. Thời gian qua các cán bộ của phường chia nhau các ca trực để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, bản thân tôi và các lãnh đạo phường khác cũng chia nhau để trực chốt phòng dịch, truy vết các ca bệnh... phải làm suốt ngày đêm, rất vất vả" - vị lãnh đạo UBND phường Hàng Mã chia sẻ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12228
  1. Quận Đống Đa cách ly hơn 7.500 dân ở 5 phường
  2. Bí thư Hà Nội: “Xét nghiệm diện rộng để tránh phải kéo dài giãn cách”
  3. Hà Nội có cần kéo dài giãn cách để chống dịch?
  4. Chủ tịch nước: Hà Nội đã giãn cách xã hội rất kịp thời
  5. Sự thật thông tin F0 Hà Nội dẫn đoàn 2.000 người đến BV tiêm vaccine
  6. Hà Nội vượt 2.000 ca COVID-19 trong đợt dịch thứ 4
  7. Hà Nội: Thông tin “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày” là giả mạo
  8. Gần 3 tuần thực hiện Chỉ thị 16, vẫn nhiều người Hà Nội ra đường lý do không chính đáng
  9. Quận Hai Bà Trưng: Phong tỏa tạm thời khu vực tại phố Bà Triệu do có các ca bệnh Covid-19
  10. Hà Nội yêu cầu chuẩn bị ngay oxy, máy thở tại các cơ sở điều trị F0
  11. Phát hiện 8 ca ho, sốt dương tính tại cộng đồng, Hà Nội thêm 26 ca mới vào trưa 12-8
  12. Sáng ngày 12/8, Hà Nội chỉ ghi nhận 04 ca mắc mới
  13. KHẨN: Tìm người đã đến một chợ ở Hà Nội trong nhiều ngày
  14. Hà Nội sẽ xét nghiệm diện rộng 1,3 triệu mẫu để “vét sạch” F0 khỏi cộng đồng
  15. Hà Nội vẫn còn gần 1.400 ca Covid-19 chưa xác định nguồn lây
  16. Trưa 10/8, Hà Nội thêm 42 ca Covid-19, 1 người bán tôm ở chợ Lĩnh Nam
  17. Hà Nội bỏ yêu cầu người đi đường phải có “lịch trực, lịch làm việc”
Video và Bài nổi bật