Chú ý khi tập luyện ở bệnh nhân đái tháo đường

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tập luyện thể lực đúng cách sẽ giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường máu, làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc và giảm biến chứng của bệnh.
Chú ý khi tập luyện ở bệnh nhân đái tháo đường
Ảnh minh họa

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, hệ quả là gây nhiều biến chứng, làm tổn thương nhiều hệ thống cơ quan trong c‌ơ th‌ể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh.

Nghiên cứu đã chứng minh hoạt động thể lực một cách có hệ thống với công suất vận động hợp lý làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập nhờ cơ chế tăng sử dụng đường tại cơ và tăng tính nhạ‌y cả‌m với insulin của tế bào. Về lâu dài có tác dụng ổn định nồng độ đường máu và làm giảm nhu cầu thuốc hạ đường máu và insulin, giảm biến chứng do ĐTĐ gây ra.

Tuy vậy, để tập luyện có hiệu quả và đảm bảo an toàn, tránh những tác hại do thiếu sự chuẩn bị và do tập luyện không đúng phương pháp gây ra, người tập cần tuân thủ những nguyên tắc, hướng dẫn cụ thể.

Tập đúng phương pháp, phù hợp với bản thân

Người mới bắt đầu luyện tập cần xác định loại hình vận động, cường độ, tần suất, thời gian phù hợp với đặc điểm cá nhân, tình trạng sức khỏe. Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để phát hiện những bệnh lý, những rối loạn tiềm tàng khác hoặc những biến chứng đã có của ĐTĐ. Đặc biệt là các bệnh lý hay biến chứng tim, mạch máu, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động nhằm được tư vấn loại hình vận động phù hợp nhất.

Chú ý ảnh hưởng của tập luyện với đường máu

Xác định nồng độ đường máu trước khi tập, nếu quá cao (trên 250mg/dl) hay quá thấp (dưới 70mg/dl) không nên tập hoặc phải điều trị ổn định mới tập.

Nên đo nồng độ đường máu sau khi tập thường xuyên, định kỳ để đánh giá ảnh hưởng của tập luyện, nhằm xác định loại hình bài tập, cường độ, thời gian, tần suất vận động thích hợp nhất. Ngừng tập và khám ngay nếu phát hiện những bất thường của c‌ơ th‌ể trong quá trình luyện tập. Đồng thời cũng cần định kỳ kiểm tra tổng thể để phát hiện sớm những ảnh hưởng bất lợi của việc tập luyện và xử lý kịp thời.

Đảm bảo an toàn khi tập luyện

Đạp xe đường trường không phù hợp với người bệnh đái tháo đường.

Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân. Tránh tập quá gần (dưới 2h) hoặc quá xa (trên 4h) sau khi ăn.

Cần chuẩn bị sẵn một số thức ăn có đường để bổ sung kịp thời khi có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, run tay chân… do hạ đường huyết trong khi tập, nhất là ở những người đang dùng thuốc hạ đường huyết và insulin.

Nên tập theo nhóm để được hỗ trợ kịp thời khi có các nguy cơ hạ đường máu hay biến chứng tim mạch (đau thắt ngực), đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh lý hoặc đã có biến chứng tim mạch. Thận trọng với những môn thể thao dã ngoại đòi hỏi gắng sức nhiều, khó xử lý kịp thời khi có bất thường như leo núi, xe đạp đường dài…

Tuân thủ các nguyên tắc tập luyện

Cường độ và thời gian vận động có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả tập luyện, tuy vậy cần tránh gắng sức quá mức. Người tập có thể tự xác định được một cách tương đối cường độ vận động của mình thông qua test nói chuyện, tính nhịp tim tối đa hoặc mức độ gắng sức theo cảm nhận. Ở cường độ thấp người tập có thể vừa tập vừa nói chuyện dễ dàng, cường độ cao hơn sẽ thở khó khăn hơn, nói ngắt quãng… Để tính cường độ vận động một cách chính xác sẽ cần có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia thể lực.

Nên bắt đầu với lượng vận động nhẹ rồi tăng dần, duy trì tập luyện với cường độ thấp hơn năng lực một chút nhưng đều đặn thường xuyên có ý nghĩa hơn nhiều so với hoạt động cường độ cao thời gian ngắn.

Những người có biến chứng tim mạch nên giảm cường độ, nhất là các bài tập sức mạnh như nâng, đẩy, chạy nhanh, các môn đối kháng... Nếu có biến chứng ở mắt nên giảm trọng lượng dụng cụ tập và tăng số lần thực hiện động tác. ĐTĐ có biến chứng thần kinh ngoại biên nên tập các bài tập vận động cơ bản, nhẹ nhàng, có thể ngồi tập vận động. Hoạt động thể lực với mục đích giảm cân phải phối hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp, giảm lượng calo đưa vào.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật