Cậu bé câm điếc do suy thận bẩm sinh khát khao chiếc máy trợ thính 15 triệu đồng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn nửa năm nay, Thanh Tùng không nghe được bất kỳ âm thanh nào, không biết chữ nên em chẳng thể viết ra suy nghĩ của mình. Mỗi lần chị Chi muốn trao đổi với con đều phải dùng khẩu hình, cố gắng nói thật chậm.
Cậu bé câm điếc do suy thận bẩm sinh khát khao chiếc máy trợ thính 15 triệu đồng
Thanh Tùng bị suy thận mãn giai đoạn cuối bẩm sinh, đến nay, con đã chạy thận ròng rã 15 năm.

18 năm Thanh Tùng có mặt trên cõi đời này, con chưa có một ngày được hưởng niềm hạnh phúc làm đứa trẻ bình thường: khỏe mạnh, đi học.

Lúc mới sinh ra, thấy con hay thở khò khè, tôi chỉ nghĩ là bị viêm đường hô hấp, nhưng đến lúc con 22 ngày tuổi, thở dồn dập, đưa đi khám thì nhận được kết quả là suy thận mạn giai đoạn cuối luôn rồi”, đứng ngoài hành lang bệnh viện, chị Mai Trần Lan Chi trải lòng.

Con trai của chị, Nguyễn Mai Thanh Tùng đang nằm trên giường bệnh để lọc máu. Mắc phải căn bệnh suy thận bẩm sinh, em không thể phát triển bình thường, đến nay chỉ cao khoảng 1m4, nhỏ thó, đen nhẻm. Từ nhỏ Tùng đã phải trải qua những ngày tháng gắn liền với thuốc, kim tiêm, những lần đôi môi khô nứt nhưng vẫn chỉ dám nhấm nháp vài giọt nước cho đỡ khô họng.

Chị Chi nghèn nghẹn: “Mới 3 tuổi, Thanh Tùng đã phải chạy thận lần đầu tiên, các bác sĩ ai cũng thương lắm cô ạ. Đến nay con đã trải qua 15 năm ròng rã, tần suất lọc máu cũng tăng lên, hiện nay là 3 lần/tuần rồi.

Lọc máu được vài năm thì con bị thêm bệnh động kinh, rồi suy tim. Cùng với thuốc điều trị suy thận thì con cũng phải uống thuốc để ổn định bệnh động kinh và suy tim liên tục".

Chị nhớ lại, có lần vì con ngán thuốc quá nên giấu mẹ bỏ đi, khi đang trên đường đi chạy thận, thấy tay chân con quéo lại, chị hốt hoảng dừng xe, thật may là con chưa ngã ra đường. 

Cũng đã vài lần bác sĩ lắc đầu sợ không cứu được. Như dịp Tết vừa rồi, Tùng bỗng dưng lăn đùng ra giữa nhà, đưa vào viện để cấp cứu, bác sĩ bảo gia đình chuẩn bị tinh thần, con bị tim to, tràn dịch phổi. May mà con vượt qua được.

 

Bị điếc hoàn toàn sau đợt biến chứng hồi Tết vừa qua, cậu bé trầm mặc trong thế giới bệnh tật.

Thế nhưng, trải qua thập tử nhất sinh, đôi tai của Tùng hoàn toàn mất đi thính giác. Em không còn nghe được bất cứ âm thanh gì. Bởi mắc bệnh từ nhỏ nên em không được đi học, giờ đây Tùng chỉ có thể đoán sự việc thông qua khẩu hình của mẹ.

Có những lần đoán mãi không ra, cậu bé bất lực vùi đầu vào gối, u uất trong thế giới của riêng mình. Kỳ lạ là dù con bệnh tật, khổ sở vùng vẫy để thoát ra như thế, nhưng chúng tôi chưa từng bắt gặp chị Chi khóc như những mẹ khác.

Chị buồn bã tâm sự: “Thằng bé sinh ra đã bệnh, tôi cũng đã khóc hết nước mắt rồi. Vợ chồng tôi ly hôn khi Tùng mới 5 tuổi, một mình nuôi 3 đứa con nhiều năm trời, tôi phải thức từ 2 rưỡi sáng để nấu xôi, chiều đưa con đi chạy thận về, tôi tiếp tục chuẩn bị đồ đến tận khuya. Cố gắng lắm mới có tiền cho con chạy thận, nào dám dành thời gian để khóc hả cô”.

Vài năm trước, mẹ con chị gặp được người đàn ông làm tài xế xe tải thương xót cho hoàn cảnh nên ngỏ ý cùng chăm lo cho Tùng. Ấy thế nhưng, mấy năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gánh xôi của chị thưa thớt người mua, mà công việc của anh cũng bị cắt giảm, mới đây còn phải nghỉ hẳn.

Nhìn bề ngoài, chẳng ai nghĩ đứa nhỏ này đã 1‌8 tuổ‌i

Chị Chi từng hứa với con trai sẽ cố gắng bán thật nhiều xôi để có tiền mua máy trợ thính cho con, nhưng giờ đây tiền để cho con được chữa bệnh cũng đã khó xoay sở. Chỉ vài tháng, số nợ phải vay mượn của gia đình chị cũng đã khoảng 50 triệu đồng, trong đó có 10 triệu vay lãi nóng. Trong khi đó, hai bên nội ngoại đều nghèo. Cha đẻ của Tùng hỗ trợ mỗi tháng 2 triệu, chừng ấy tiền chưa đủ viện phí chạy thận chứ không nói đến thuốc ngoài.

"Mấy lần thằng bé hỏi mẹ mua máy trợ thính chưa mà tôi phải giả vờ không nghe để trốn tránh, hoặc khất lần với con. Vì con bị điếc hoàn toàn, nên cái máy rẻ nhất cũng hơn 15 triệu đồng, tôi không vay nổi nữa rồi, nhìn con dần rơi vào trầm cảm mà tôi không biết phải làm sao. Tội nghiệp lắm”, chị Chi xót xa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật