Rừng gỗ quý trăm tuổi bị tàn phá: Giải thích nóng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo lãnh đạo xã A Bung, để xảy ra tình trạng này là do các đối tượng lén lút hoạt động ban đêm, lợi dụng lúc cán bộ không trông coi.
Rừng gỗ quý trăm tuổi bị tàn phá: Giải thích nóng
Ảnh minh họa

Xung quanh xôn xao vụ rừng gỗ quý trăm tuổi bị tàn phá ở tỉnh Quảng Trị, sáng ngày 7/5, trao đổi với PV, lãnh đạo xã  A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị xác nhận và cho biết, hiện tại lực lượng chức năng xã đã tổ chức lực lượng đi tuần tra, kiểm soát.

Nói về nguyên nhân xảy ra sự việc mà chính quyền địa phương không phát hiện kịp thời, vị lãnh đạo trên cho biết: "Do các đối tượng hoạt động lén lút vào ban đêm và lợi dụng thời điểm không có cán bộ trông coi để vào chặt phá.

Xem Video: Lâm tặc cắt ngọt nhiều cây gỗ rừng đường kính đến vài người ôm

//

Bên cạnh đó, muốn đi được vào khu rừng đó, các đối tượng cũng phải đi  vào từ xã Hồng Thủy (A Lưới, Thừa Thiên - Huế) chứ không đi đường của xã A Bung nên lực lượng của địa phương không phát hiện kịp thời".

Hàng trăm cây gỗ lớn với tuổi đời hàng trăm năm đã bị xẻ thành phách chuẩn bị mang ra khỏi rừng. Ảnh: GĐVN

Theo vị lãnh đạo này, những cây gỗ cổ thụ có đường kính trên 70-80cm bị các đối tượng chặt phá từ trước thời điểm xã A Bung nhận bàn giao từ chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế. Còn sau khi nhận bàn giao, cách đây khoảng 3 tháng, lực lượng chức năng xã A Bung phát hiện những cây có đường kính 40-50cm bị đốn hạ.

"Chúng tôi mới nhận bàn giao khu rừng này vào khoảng tháng 3/2020. Do ban đầu lực lượng còn mỏng, phối hợp chưa nhịp nhàng, công cụ hỗ trợ không có trong khi các đối tượng lại hoạt động rất liều lĩnh nên mới xảy ra tình trạng đốn hạ những cây cổ thụ như thế.

Hơn nữa, những đối tượng này khả năng cao là người ở địa phương khác chứ không phải người trên địa bàn 2 xã A Bung hay Hồng Thủy", vị lãnh đạo trên cho biết thêm.

Cũng theo vị lãnh đạo này, lực lượng chức năng của xã A Bung mới bắt được tang vật vụ phá rừng chứ chưa bắt được đối tượng.

Về thông tin gỗ bị cưa hạ thường được để khô một thời gian khá lâu sau đó mới được cưa xẻ và vận chuyển đi, vị lãnh đạo trên cho rằng:

"Phản ánh của người dân là đúng, tuy nhiên cũng phải nhìn lại một chút là thời điểm đó xảy ra khi chúng tôi chưa nhận bàn giao. Sau khi nhận bàn giao chúng tôi mới tổ chức các lực lượng tuần tra, kiểm soát. Mặc dù lực lượng đóng chốt ở địa bàn xã Hồng Thủy nhưng người là của xã A Bung làm".

Trước đó, theo thông tin phản ánh trên Gia đình Việt Nam, tại khu rừng gỗ ở xã A Bung có hàng trăm cây gỗ lớn với tuổi đời hàng trăm năm đã bị xẻ thành phách chuẩn bị mang ra khỏi rừng.

Có những gốc cây cổ thụ bán kính lên tới trên 70 – 80cm, nhiều cây khác có bán kính hơn 1m cũng chung tình cảnh. Ảnh: GĐVN

Nhiều cây cổ thụ nay chỉ còn trơ gốc sau khi bị đốn hạ

Có những gốc cây cổ thụ bán kính lên tới trên 70 – 80cm, nhiều cây khác có bán kính hơn 1m cũng chung tình cảnh.

Những cây gỗ bị chặt phá thuộc giống gỗ quý hiếm như Trường đỏ, Sú, Chũa...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật