Vì sao một số nước lại dùng ngỗng để trông nhà mà không dùng chó?

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực sự, ở một số nước, người ta không dùng chó mà chọn ngỗng để canh nhà. Lý do vì sao có điều này thì không phải ai cũng biết rõ.
Vì sao một số nước lại dùng ngỗng để trông nhà mà không dùng chó?
Ảnh minh họa

Ít ai biết rằng, từ thời La Mã cổ đại, người ta đã nuôi ngỗng để giữ nhà. Ngỗng được cho là loài linh thiêng, là “lính canh" tại đền thờ nên không ai dám bắt chúng để làm thịt. Và không phải ngẫu nhiên, người xưa dùng ngỗng thay cho chó. So với những chú cún, loài ngỗng có nhiều điểm đáng tin hơn đáng kể.

Rất nhiều gia đình chọn ngỗng canh nhà thay vì chó. Lý do vì sao lại có điều này?

Ngỗng là “bảo kê" của gia đình

Xem Video: huấn luyện Ngỗng trông nhà

//

Nếu có điểm nào chung giữa loài ngỗng và chó giữ nhà thì đó chính là tập tính hung dữ. Ngỗng vốn là loài có kích thước lớn so với nhiều loài chim khác. Chúng được đánh giá là hung dữ, có cá tính đậm chất “bảo kê". Khi bị trêu chọc, ngỗng sẵn sàng “xù lông" đối chiến. Đây cũng là loài có sức chịu đựng cao, dù thời tiết khắc nghiệt, chúng vẫn thích nghi tốt.

So với các loài chim hay gia cầm, ngỗng có khả năng bảo vệ mình và đồng loại cao hơn. Chúng cũng sẵn sàng tấn công khi bị trêu chọc.

Thị giác ban ngày và thính giác của ngỗng vô cùng nhạy bén

Dù thị giác ban đêm gần như mù song ngỗng có khả năng quan sát về ban ngày cực kỳ nhạy bén. Thính giác của chúng cũng được xếp vào hàng vượt trội. Ngỗng dễ cảm nhận được những chuyển động mà con người chưa kịp nhận ra. Khi cảm giác được có kẻ xâm nhập, chúng sẽ có phản ứng bằng cách kêu lớn hoặc tiến về hướng có nguồn năng lượng xấu.

Vào mùa giao phối, ngỗng càng hung dữ hơn, nhất là khi chúng di chuyển thành đàn, có vợ con trong bầy. Tính bảo vệ của ngỗng cũng rất cao. Chúng là loài trung thành với chủ, chỉ sống cùng một con đực hoặc cái trong cả cuộc đời. Tập tính trung thành này của ngỗng được cho là khá giống với loài chó.

Ngỗng rất trung thành với chủ và có tính bảo vệ bầy đàn. Nếu ai xâm phạm tới các mối quan tâm của ngỗng, chúng sẽ chủ động tấn công mà không báo trước.

Ngỗng không dễ “bị dụ" bởi đồ ăn

Nếu như chó rất dễ bị “mua chuộc" bởi đồ ăn, ngỗng lại không như vậy. Dù có đồ ngon tới đâu, chúng cũng “làm ngơ". Bởi vậy, so với chó, ngỗng trở thành lựa chọn hàng đầu của rất nhiều nông dân cho vị trí giữ nhà. Thậm chí, ngỗng còn có khả năng bảo vệ các loài khác nhỏ hơn mình như gà, ngan, vịt…

Dù có đồ ăn ngon, ngỗng cũng không dễ dàng “bị dụ".

Ngỗng là “chuông cảnh báo" tự nhiên

Ngoài khả năng giữ nhà, tự vệ và bảo vệ, ngỗng còn có thể báo thức, cảnh báo chủ. Chúng có trí nhớ tốt. Khi sống chung với chủ lâu dài, ngỗng phân biệt được các thành viên thường xuyên tiếp xúc với chúng. Nếu người lạ xuất hiện, chúng sẽ kêu lên như một cách báo động.

Tiếng kêu của ngỗng có thể báo hiệu người lạ đột nhập vào nhà.

Ngỗng không chỉ phát hiện người lạ đột nhập mà còn dùng tiếng kêu để gọi bầy, tạo thành đàn để dễ bề “dằn mặt" kẻ xấu. Nhờ tất cả những lý do trên mà ở nhiều nông trại, người ta thường chọn ngỗng để canh giữ xung quanh. Chúng ồn ào, hung dữ song trung thành với chủ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật