Cảnh báo tình trạng trẻ em đuối nước tại các địa phương

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ đuối nước khiến 11 trẻ em t‌ử von‌g. Đáng báo động, tình trạng này diễn ra liên tiếp vào tháng 3 và đầu tháng 4/2021, số trẻ em t‌ử von‌g tăng cao đột biến, bằng trên 50% so với cả năm 2020.
Cảnh báo tình trạng trẻ em đuối nước tại các địa phương
Tăng cường phổ cập bơi cho trẻ em để hạn chế tình trạng đuối nước tại tỉnh Đồng Tháp.

Theo đó, sau khi nhiều vụ việc tai nạn đuối nước T.Tâm xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum vào tháng 3/2021, trong tuần đầu tiên của tháng 4, ngành chức năng tỉnh cũng đã ghi nhận 2 vụ tai nạn đuối nước.

Cụ thể, chiều 4/4, tại thôn HNor, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum, xảy ra một vụ đuối nước khiến hai em A Lai (SN 2016) và A Trít (SN 2018) t‌ử von‌g. Tiếp đó, đến chiều 7/4, một vụ đuối nước khác xảy ra tại xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei, đã cướp đi sinh mạng của hai em Y Ngọc (SN 2016) và A Triệu Lộc (SN 2018).

Ông Vũ Văn Đam, Phó Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kon Tum cho biết, nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở trẻ em là do nhận thức, hiểu biết chung của cộng đồng về phòng, chống tai nạn thương tích đuối nước trẻ em còn thấp cả ở nông thôn, thành thị; thiếu các biển cảnh báo. Bên cạnh đó, trẻ em cũng thiếu sự quan tâm, giám sát của người lớn, đặc biệt là nhóm học sinh tiểu học trong thời gian đi học và nghỉ hè; đa số trẻ em không biết bơi, rủ nhau đi tắm sông, suối, hồ, không có kỹ năng ứng phó khi bị đuối nước.

Ngoài ra, việc thiếu bể bơi miễn phí cho trẻ em tập bơi cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng tai nạn đuối nước tăng cao. Theo ông Vũ Văn Đam, hiện nay trên địa bàn tỉnh không có nhiều bể bơi tư nhân, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum. Trong khi đó, các bể bơi được xây dựng trong trường học lại không có kinh phí để vận hành, bảo dưỡng nên hiệu quả chưa cao.

UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố rà soát lại những khu vực có sông, hồ, ao, suối mà chưa có biển cảnh báo thì phải khắc phục ngay; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân nâng cao trách nhiệm giám sát con em mình. UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn mở các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em.

Tỉnh Kon Tum cũng đề ra mục tiêu từng bước kiểm soát, hạn chế, giảm tỉ lệ t‌ử von‌g, tập trung vào những địa điểm thường xảy ra tai nạn thương tích đối với trẻ em, bảo đảm an toàn cho trẻ em; giảm 10% số trẻ em bị tai nạn thương tích và bị t‌ử von‌g do tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông và các loại hình tai nạn thương tích khác.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp liên tục xảy ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em. Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến ngày 6/4, toàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ, với 7 trường hợp trẻ em bị t‌ử von‌g do đuối nước, tăng 5 em so với cùng kỳ năm 2020. Trước thực trạng trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu yêu cầu, các ngành, địa phương tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình trong công tác quản lý trẻ, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Ông Đoàn Tấn Bửu chỉ đạo ngành Y tế quan trắc, phân tích các trường hợp t‌ử von‌g, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu, từ đó có những khuyến cáo kịp thời để xã hội cùng quan tâm.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương tập trung triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021 - 2025 do UBND  tỉnh ban hành ngày 8/2/2021, với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Mục tiêu của chương trình đến năm 2025, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi chưa biết bơi được dạy bơi an toàn đạt 80%; tỷ lệ trẻ em bị đuối nước giảm từ 5 - 10% so với giai đoạn 2016 - 2020…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng các chương trình giáo dục chính khóa, trong đó chú trọng giáo dục kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và các phong trào thể dục, thể thao để thực hiện mục tiêu kép vừa vui chơi rèn luyện thân thể, vừa phòng, chống đuối nước. Đồng thời, tỉnh tập trung các giải pháp liên ngành và địa phương để nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao (trẻ 6 – 10 tuổi, trẻ chưa biết bơi, trẻ sống với ông bà do cha mẹ đi làm ăn xa…); duy trì các mô hình hiệu quả như Ngôi nhà an toàn, Cộng đồng an toàn, Cụm dân cư an toàn cho trẻ em…

Đồng Tháp hiện có hơn 370 nghìn trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi, chiếm 19,77% so với tổng số dân của tỉnh. Trong đó, gần 3.600 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 0,97%; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là hơn 48.200 em, chiếm 12,58% so với tổng số trẻ em.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, trong 10 năm (2011-2020), tỉnh ghi nhận 383 trẻ em t‌ử von‌g do đuối nước, trong đó nhiều nhất là nhóm trẻ từ 0-10 tuổi. Riêng từ ngày đầu năm 2021 đến ngày 8/4/2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 trường hợp trẻ em bị t‌ử von‌g do đuối nước; đặc biệt, chỉ trong thời gian từ ngày 11 đến 20/3, xảy ra 4 vụ, với 5 em bị đuối nước, trong đó có 1 vụ với 2 em t‌ử von‌g cùng lúc tại xã Phú Thành A, huyện Tam Nông.

Theo Trưởng phòng Trẻ em và Bình đẳng giới Lê Thị Phiến, nguyên nhân chủ yếu trẻ em bị đuối nước là thiếu sự quan tâm, giám sát của người lớn trong gia đình. Trong khi đó, bản thân trẻ em luôn hiếu động, thích khám phá, dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè, khi tiếp xúc với môi trường nước thiếu kỹ năng không biết cách xử lý tình huống khi té ngã hoặc không khả năng cứu đuối.

Nói về nguyên nhân khách quan, bà Phiến cho rằng, kinh tế gia đình khó khăn nên cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến con; không có điều kiện gửi trẻ vào điểm giữ trẻ và cơ sở giáo dục mầm non nên trẻ em ở nhà một mình hoặc giao trẻ cho ông bà trông giữ…

Mặt khác, dịch vụ dạy bơi chưa đáp ứng nhu cầu cho trẻ em trên từng địa bàn; chưa triển khai sâu rộng môn bơi vào chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở so với quy mô trường lớp; việc giáo dục kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho học sinh chưa được tập trung; cơ sở giáo dục mầm non ở một số địa bàn nông thôn còn thiếu, chưa đủ quy mô nhóm tuổi trẻ em…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật