Ông Putin và những trả lời bất ngờ: “Bật đèn xanh” cho liên minh quân sự Nga-Trung?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi được hỏi liệu có khả năng hình thành một liên minh quân sự giữa Trung Quốc và Nga hay không, ông Putin trả lời: “Chúng tôi cũng không loại trừ điều đó“.
Ông Putin và những trả lời bất ngờ: “Bật đèn xanh” cho liên minh quân sự Nga-Trung?
Ảnh minh họa

Nga-Trung ngày càng hợp tác quân sự sâu sắc hơn.

Liên minh “trong mơ”

Tại cuộc họp Câu lạc bộ Thảo luận Valdai vài tuần trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một bình luận thú vị, gây sự chú ý cho giới quan sát quốc tế.

Khi được hỏi liệu có khả năng hình thành một liên minh quân sự giữa Trung Quốc và Nga hay không, ông Putin trả lời: “Có thể hình dung ra bất cứ điều gì.… Chúng tôi không đặt mục tiêu đó cho chính mình. Nhưng, về nguyên tắc, chúng tôi cũng không loại trừ nó”.

Trong nhiều năm, ông Putin và giới chức cấp cao của Nga – và cả giới lãnh đạo Trung Quốc - luôn khẳng định không có liên minh nào với Trung Quốc nằm trong chương trình nghị sự. Moscow và Bắc Kinh nhận thức rõ rằng lợi ích của họ không phải lúc nào cũng trùng khớp.

Ví dụ, Trung Quốc không công nhận Abkhazia hay Nam Ossetia là các quốc gia độc lập, và coi Crimea là một phần của Ukraine. Về phần mình, Nga không công nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc. Không bên nào muốn có nguy cơ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột lớn về lợi ích thuộc đối tác của mình.

Lời giải thích hợp lý cho việc ông Putin lần này không loại trừ khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc có thể không nằm ở mối quan hệ của Nga với Trung Quốc, mà là với phương Tây - theo chuyên gia Alexander Gabuev từ Trung tâm Carnegie Moscow.

Kể từ khi Nga xoay trục sang phương Đông do mối quan hệ với Mỹ và châu Âu sụp đổ vào năm 2014, Nga đã thực hiện các bước quan trọng để tăng cường quan hệ đối tác với Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào kinh tế và an ninh.

Các dự án lớn như xây dựng đường ống Power of Siberia và các dự án năng lượng khác đã tăng gần gấp đôi tỷ trọng thương mại của Trung Quốc trong kim ngạch thương mại tổng thể của Nga trong vòng chưa đầy một thập kỷ: từ 10% năm 2013 lên gần 18% năm 2019.

Hợp tác quân sự đã cũng lên một tầm cao mới, với việc Nga bán các vũ khí mới nhất cho Trung Quốc, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa S-400, đồng thời tổ chức các cuộc tập trận chung trên quy mô ngày càng lớn.

Nhưng nếu đối với Nga Trung Quốc ngày càng trở thành một đối tác quan trọng khó có thể thay thế thì đối với Bắc Kinh, Moscow rất dễ dàng để thay thế, vì hầu hết những gì họ cung cấp cho Trung Quốc đều có thể được mua ở nơi khác.

Ngay cả vai trò của vũ khí Nga cũng sẽ giảm dần khi công nghệ quốc phòng của Trung Quốc tiến bộ hơn. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đang dần khiến Nga phụ thuộc vào Trung Quốc về công nghệ dân sự chiến lược, chẳng hạn như hệ thống 5G. Mặc dù cả các giải pháp của châu Âu (như Ericsson và Nokia) và Trung Quốc (Huawei và ZTE) đều có mặt trên thị trường Nga, nhưng rủi ro về các biện pháp trừng phạt mới và các cân nhắc về an ninh quốc gia khiến các công ty Trung Quốc đang trở thành mục tiêu được cân nhắc hơn.

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc vẫn chưa đến mức nghiêm trọng. Nhưng nếu quan hệ Moscow với châu Âu và Mỹ tiếp tục xấu đi trong 10 đến 15 năm tới, và vai trò của Trung Quốc với tư cách là một đối tác thương mại và nguồn công nghệ tiếp tục phát triển,=-.0- Bắc Kinh sau này có thể đủ khả năng sử dụng các biện pháp gây áp lực lên chính Moscow.

Và nếu như trong cuộc khủng hoảng năm 2014, Điện Kremlin ít nhất có một số phương án thay thế cho phương Tây bằng Trung Quốc, thì vào giữa những năm 2030 có thể không có sự thay thế nào cho Trung Quốc và Nga dễ bị ràng buộc vào một đối tác duy nhất.

Ngoài ra, Moscow không thể không nhận thấy rằng trong những năm gần đây, Bắc Kinh cũng bắt đầu sử dụng các vũ khí kinh tế như cấm vận, trừng phạt và thuế quan để gây áp lực lên các nước khác, như cuộc chiến thương mại hiện đang bùng phát giữa Trung Quốc và Australia.

Phương Tây làm gì?

Phương Tây lo ngại trước viễn cảnh khối Trung-Nga hình thành.

Trong những năm gần đây, Moscow đã cố gắng khai thác vấn đề quan hệ hợp tác với Bắc Kinh để khiến phương Tây lo sợ trước viễn cảnh một khối Trung-Nga hình thành, với mục đích buộc đối thủ phải mềm mỏng hơn đối với mình. Châu Âu bao gồm cả những nước hùng mạnh như Đức và Pháp, đều không thể hạn chế mối quan hệ Nga-Trung đang lên nếu không phối hợp nỗ lực với Mỹ.  

Tuy nhiên, thái độ của Mỹ đối với sự hợp tác mới nổi giữa Moscow và Bắc Kinh có nhiều mâu thuẫn. Dưới thời chính quyền Barack Obama, nhiều quan chức cấp cao tin rằng đó là mối quan hệ hợp tác không chân thành, vì hai nước không tin tưởng lẫn nhau và ở Nga có lo ngại về sự mở rộng nhân khẩu học của Trung Quốc ở Viễn Đông.

Về phần mình, chính quyền Donald Trump đã xem xét thách thức một cách nghiêm túc hơn. Trong khi đó, đối phó với Trung Quốc và sự gần gũi ngày càng tăng của Nga lại không phải là ưu tiên đối với nhóm chính sách đối ngoại của ông Joe Biden nhưng đây cũng không phải vấn đề mà chính quyền mới có thể làm ngơ.

Cụ thể hơn, ông Joe Biden coi Trung Quốc là “đối thủ nặng ký” với Mỹ trong cuộc chiến giành vị trí lãnh đạo toàn cầu, còn Nga là “đối thủ” và là kẻ thù địch nhất trong các cường quốc, vì vậy Washington không thể bỏ qua mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow.

Trong các kịch bản, vấn đề này sẽ nằm trong tầm ngắm của Nhà Trắng vì chính quyền mới có kế hoạch ưu tiên khôi phục mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ và mối quan hệ Trung-Nga đang là chủ đề ngày càng được chú ý ở Berlin, Paris, London, Tokyo và Seoul. 

Moscow biết rõ mối quan tâm chính của Mỹ là mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc, cụ thể là việc sử dụng công nghệ Nga và thích ứng với kinh nghiệm của Nga trong các chiến dịch quân sự gần đây để tăng cường tiềm lực của quân đội Trung Quốc. 

Một viễn cảnh đáng báo động hơn nữa là sự chuyển đổi từ hiệp ước không can thiệp giữa Nga và Trung Quốc sang các hoạt động quân sự chung như tuần tra bằng máy bay ném bom chiến lược ở Đông Bắc Á năm ngoái.

Bước tiếp theo có thể là hình thành một quan hệ đối tác an ninh sâu sắc hơn, ngày càng giống với một liên minh quân sự. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ông Putin đã đặc biệt đề cập đến điểm nhức nhối này trong những bình luận gần đây của ông tại sự kiện Valdai. 

Vấn đề chính của Mỹ và các đồng minh châu Âu là vạch ra một chiến lược thực tế và các lằn ranh đỏ đối với Moscow.

Đối với Điện Kremlin, thách thức chính là không gây ra quá nhiều lo ngại cho phương Tây về mối quan hệ hợp tác Trung-Nga, cùng với đó là khả năng thay đổi chính sách để ổn định quan hệ với Mỹ và châu Âu, đồng thời duy trì tốt quan hệ với Bắc Kinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật